Cấu Trúc Thơ
Cấu Trúc Thơ
"Cảm nhận nghệ thuật luôn luôn bắt nguồn từ trực giác và sự tìm hiểu đến sau. Mục đích đầu tiên của chúng tôi là giúp độc giả tìm hiểu, để có thể phân biệt đâu là thơ, đâu chỉ là những câu văn vần. Bởi thơ có một cấu trúc riêng, không phải chỉ là câu văn có vần, mà cũng không phải cứ viết dăm ba câu dài ngắn khác nhau, xuống hàng tùy hứng là có thơ tự do.
Chúng tôi dựa vào lý thuyết của Roman Jakobson để phân tích, lý giải một số vấn đề mấu chốt trong cấu trúc thi ca nói chung, từ quan niệm cổ điển và lãng mạn dựa trên nhịp điệu của vần và nguyên lý song song, sang quan niệm hiện đại, vần và nguyên lý song song đã mất hẳn địa vị độc tôn trong thơ, chỉ còn lại đặc trưng muôn thuở: chất thơ trong thơ không nhất thiết tùy thuộc vào vần, vào sự luyến láy mà còn tùy thuộc vào nhạc thầm, vào hình ảnh, vào khả năng biểu cảm của chữ và nhiều yếu tố khác nữa.
…...
Một câu hỏi thường đến với người đọc: Thơ hay, thế nào là hay? Và dở, thế nào là dở? Dường như phần đông khách yêu thơ đều tiếp nhận thi ca bằng trực giác mẫn cảm của mình và ít nhiều đồng ý với nhau là có những câu, ví dụ như Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (Kiều) đọc lên thấy hay, nhưng không hiểu tại sao hay mà vẫn thích.
Cuốn Cấu trúc thơ đến với bạn đọc không ngoài mục đích giúp bạn tìm hiểu thơ, nếu thấy hay thì tại sao hay? Tới được mục đích đó không dễ, đôi khi không chắc sẽ đạt được. Tuy nhiên sự tìm hiểu sâu xa về cấu trúc thơ là điều kiện cần (tuy chưa đủ) để giúp chúng ta hiểu và cảm nhận thơ một cách sâu lắng hơn.
Thuỵ Khuê"
- Thụy Khuê
- NXB Đà Nẵng
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!