Ảnh Hưởng Khổng Giáo Ở Nước Ta

978604684568
159,000 đ
Còn hàng: 2 sản phẩm
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Ảnh Hưởng Khổng Giáo Ở Nước Ta

Nho học (Khổng học) là nơi đào tạo các môn đồ – các nhà nho – theo mẫu hình người “quân tử”, có trách nhiệm phò tá, trợ giúp vị giáo chủ (= ông vua) cai quản dân chúng ở đất nước mình. Chế độ quân chủ Đông Á (Trung Hoa, Việt Nam) lựa chọn quan chức chủ yếu từ giới nhà nho, thông qua các kỳ thi Nho học. Nho giáo chính là học thuyết biện hộ chế độ quân chủ chuyên chế, là “trường học” đào tạo quan chức cho bộ máy quân chủ chuyên chế. Phan Khôi đã nhận ra đặc điểm vừa khác biệt lại vừa tương đồng của Đông Á thời trung đại dưới các nền chuyên chế Nho giáo so với châu Âu trung đại dưới sự cai trị của nền quân chủ thần quyền theo Thiên Chúa giáo. Vai trò nhà nho trong xã hội theo Nho giáo cũng tương tự vai trò các giáo sĩ trong các nhà nước thần quyền Thiên Chúa giáo trung đại. Bằng hiểu biết và bằng trải nghiệm cá nhân, Phan Khôi khẳng định thuộc tính của nhà nho, sản phẩm của Khổng giáo, là: nhà nho bao giờ cũng tôn thờ, phụng sự chế độ quân chủ!

Sang thời cận hiện đại, khi các xã hội vùng Đông Á (Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, v.v.) lâm vào khủng hoảng trước sự bành trướng “toàn cầu hóa” lần thứ nhất do sự phát triển công thương nghiệp tư bản phương Tây gây ra, thì Khổng giáo phải đối đầu với làn sóng “Âu hóa”. Các cuộc vận động “tân văn hóa” ở khu vực này đều nhằm xây dựng tinh thần khoa học và dân chủ, tức là nhằm vượt qua những ảnh hưởng vốn đã thâm căn cố đế của Khổng giáo. Trên đất Việt Nam, các thiết chế xã hội gắn với Nho giáo bị xóa bỏ từng phần, không phải bởi chính người Việt mà là bởi thế lực thực dân từ phương Tây đến. Tuy vậy, việc hóa giải ý thức hệ Nho giáo và những ảnh hưởng sâu rộng của nó trong xã hội người Việt vẫn cần phải do chính người Việt thực hiện. Phan Khôi hình dung sự hóa giải ấy cần phải được tiến hành trên một phổ rộng; về học thuyết, cần biến Nho giáo từ chỗ là những tôn chỉ “thiên kinh địa nghĩa” mà người ta phải tuân thủ, trở thành đối tượng của nghiên cứu, phân tích, phê phán; lịch sử các học phái Nho giáo trong quá trình lịch sử cần được mô tả, nhận diện, đánh giá. Một số nét tinh túy mà Nho giáo tạo nên ở cư dân Việt như đức chính trực, lòng ái quốc, v.v., thì cần giữ lại, kế thừa, vận dụng vào việc giáo dục tu dưỡng nhân cách. Những lề thói phi nhân, kỳ thị giữa người với người trong cộng đồng, do Nho giáo tạo ra hoặc dung dưỡng, thì cần được chỉ ra và tạo dư luận phản kháng, lên án, bài trừ.

Nhìn sâu hơn vào xã hội Việt Nam thời quân chủ, Phan Khôi vạch ra đặc tính của nó chẳng những chỉ là xã hội đẳng cấp, mà còn là một xã hội bất bình đẳng về giới, một xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ, với những quy phạm và định kiến phi nhân, được Nho giáo bênh vực và hợp pháp hóa, ví dụ chuẩn mực chữ “trinh” của Tống nho, hoặc những tập quán về chế độ đại gia đình đã hình thành dưới ảnh hưởng Khổng giáo, theo đó người gia trưởng có quyền áp chế các thành viên là con cháu, người mẹ chồng thường lạm quyền gia trưởng, áp chế nàng dâu, gây ra vô vàn thảm kịch không đáng có.

Không phải ngẫu nhiên khá nhiều bài viết của Phan Khôi trên đề tài này đều gắn với những câu chuyện con người và xã hội cụ thể. Phan Khôi thấy và cũng muốn chỉ cho đồng bào mình thấy rằng, các nguyên lý của Khổng giáo, nhất là của Tống nho, đã chi phối sâu sắc đến tận cơ cấu xã hội và gia đình, tạo ra những sự bất bình đẳng, bất công rất sâu sắc về giới, trong đó, sự kỳ thị và áp chế giới nữ, dành mọi đặc quyền và ưu thế cho giới nam – một đặc tính cố hữu của nềnquân chủ chuyên chế Á Đông mà sự thống trị của người gia trưởng ở quy mô gia đình đã được quan niệm như sự phóng chiếu thu nhỏ vai trò ông hoàng đế ở quy mô quốc gia. Chính cơ cấu này, đặc tính này đã bộc lộ tính chất nô dịch, phi nhân bản, phản xã hội của nó, khi nhân loại bước sang thời hiện đại, nhất là khi người ta có dịp so sánh hiện trạng con người và xã hội phương Đông với cách thức tổ chức xã hội, với sự bình đẳng giữa các cá nhân, kể cả về giới tính, đã và đang tiến triển ở phương Tây.

Đề tài về vấn đề phụ nữ, vốn chiếm một phần khá trọng yếu trong di sản tư tưởng Phan Khôi, đáng để trình bày trong một sưu tập khác. Tuy vậy, đề tài ấy không tách rời sự khảo sát của ông về vai trò của Khổng giáo ở nước mình. Bởi vậy, tôi chọn vào cuốn tuyển này một số bài Phan Khôi viết có liên quan đến cả hai đề tài.

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
16 x 24 cm
Số trang
411
Tác giả
  • Lại Nguyên Ân
  • Phan Khôi
Nhà Xuất Bản
  • NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Find similar

Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!

Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Còn hàng: 1496 sản phẩm
79,000 đ 71,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng: 2807 sản phẩm
140,000 đ 126,000 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng: 1938 sản phẩm
145,000 đ 130,500 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 1894 sản phẩm
185,000 đ 166,500 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 2979 sản phẩm
115,000 đ 103,500 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 4465 sản phẩm
79,000 đ 71,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 4739 sản phẩm
104,000 đ 93,600 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 2078 sản phẩm
119,000 đ 107,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 1936 sản phẩm
95,000 đ 85,500 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 2880 sản phẩm
75,000 đ 67,500 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 1422 sản phẩm
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 2492 sản phẩm
179,000 đ 161,100 đ
Giảm 40%
Còn hàng: 100 sản phẩm
110,000 đ 66,000 đ
Giảm 40%
Còn hàng: 100 sản phẩm
100,000 đ 60,000 đ
Giảm 40%
Còn hàng: 100 sản phẩm
438,000 đ 262,800 đ
Giảm 35%
Còn hàng: 100 sản phẩm
648,000 đ 421,200 đ
Giảm 30%
Còn hàng: 100 sản phẩm
354,000 đ 247,800 đ
Giảm 10%
Giảm 25%
Còn hàng: 100 sản phẩm
495,000 đ 371,250 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 2353 sản phẩm
169,000 đ 152,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 1881 sản phẩm
150,000 đ 135,000 đ
Giảm 10%
Còn hàng: 1880 sản phẩm
130,000 đ 117,000 đ