Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Kế
BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36 KẾ - BẢO PHÁP HUẤN LUYỆN BINH SĨ, KIỂM SOÁT CHIẾN CUỘC - KINH NGHIỆM GIÁ TRỊ ĐỂ CÁC “VỊ TƯỚNG” THỜI HIỆN ĐẠI ÁP DỤNG VÀO ĐẤU TRƯỜNG KINH TẾ, ĐỂ ĐỐI NHÂN XỬ THẾ, LÃNH ĐẠO NHÓM, LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP, TRỞ THÀNH TRƯỞNG NHÓM, DOANH NHÂN XUẤT SẮC.
Xuất phát từ nhận thức “việc binh là đại sự quốc gia, là đất sống chết, là đạo tồn vong, không thể không xem kỹ”, Tôn Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của khâu hoạch định chiến lược, thông qua việc xem xét và so sánh năm phương diện, bảy tình huống, tức là những điều kiện khách quan giữa bên ta và bên địch mà tính toán chính xác xu thế thắng bại.
Trong kinh doanh ngày nay, chúng ta cũng có thể ứng dụng năm phương diện mà Tôn Tử đưa ra để nâng cao hiệu quả quản lý:
• Đạo: Dùng luân lý, đạo đức để gắn kết mọi người vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, phục vụ khách hàng và đãi ngộ nhân viên.
• Trời: Quyết định thời gian, hành động đúng lúc, trong khi cân nhắc các yếu tố thị trường và những điều kiện khách quan.
• Đất: Xem xét vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào, nhất là trước khi mở chi nhánh hoặc cửa hàng ở một địa điểm khác.
• Tướng: Tướng ở đây là những người quản lý, chủ doanh nghiệp cần bố trí nhân sự phù hợp vào vị trí quản lý, với các tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức và năng lực.
• Pháp: Doanh nghiệp nói riêng và mọi tổ chức nói chung đều cần đến kỷ luật, không có kỷ luật thì ngay cả vận hành, doanh nghiệp không thể làm được chứ đừng nói đến chuyện phát triển.
Bên cạnh đó, phân tích các tình huống chính là cách để so sánh năng lực giữa doanh nghiệp của mình với đối thủ, xác định lợi thế cạnh tranh. Thương trường như chiến trường. Nếu binh pháp đã phát huy công dụng hữu hiệu trên chiến trường thì chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng binh pháp vào thương trường và chắc chắn cũng sẽ đạt hiệu quả tương tự. Mấu chốt nằm ở chỗ hiểu rõ và ứng dụng binh pháp một cách linh hoạt, hợp lý.
- Mặc Am
- NXB Văn Học
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!