Bông Hồng Cài Áo (Tái bản lần 3 + Không CD)

893200012156
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Bông Hồng Cài Áo

Bông Hồng Cài Áo là tên một đoản văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc bất hủ do Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.

Ban đầu, Bông Hồng Cài Áo là tên một bài viết rất cảm động về Mẹ, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết năm 1962 tại Sài Gòn. Trong bài viết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh kể về một tập tục đẹp mà ông gặp ở Nhật Bản:

"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."

Trong bản văn, thay vì như ca khúc Lòng Mẹ ví tình Mẹ như biển bao la, như suối ngọt không cạn, Bông Hồng Cài Áo của nhà sư Nhất Hạnh vẽ nên người Mẹ qua những hình ảnh và lời văn đơn sơ mà gần gũi, và rất đỗi thân thương: Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau. Nhà sư cũng viết "Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên... Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ... Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ."

Cuối cùng bản văn, nhà sư Nhất Hạnh viết :"Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi!"

Như vậy ban đầu bông hoa ở đây không nhất thiết là hoa hồng. Tuy nhiên, khi tập tục này du nhập vào Việt Nam, thì hoa hồng là loại hoa được sử dụng phổ biến nhất.

Trong những năm 1965-1966, khi Phạm Thế Mỹ bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo, ông đã lấy ý từ bài văn trên của sư Nhất Hạnh để viết ca khúc này. Từ đó, bài ca "Bông hồng cài áo" không chỉ luôn luôn được hát lên ở mỗi mùa lễ Vu Lan, mà còn là một trong những ca khúc cảm động, chân thành nhất về Mẹ.

Nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc này, trong số đó có Thái Thanh, Duy Khánh, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Miên Đức Thắng, Nguyễn Hưng, Cẩm Vân, Quang Linh, Bằng Kiều, Đan Trường, Mạnh Quỳnh...

 

 


Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
13 x 20 cm
Số trang
85
Tác giả
  • Thích Nhất Hạnh
Nhà Xuất Bản
  • NXB Hồng Đức
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
Phương Nam Book
Find similar
5.00
Average star rating
36 đánh giá
5 Star
36
4 Star
0
3 Star
0
2 Star
0
1 Star
0

"Bông hồng cài áo" là một bài viết rất cảm động về mẹ. Trong bản văn, thay vì như ca khúc Lòng Mẹ ví tình Mẹ như biển bao la, như suối ngọt không cạn, Bông Hồng Cài Áo của nhà sư Nhất Hạnh vẽ nên người Mẹ qua những hình ảnh và lời văn đơn sơ mà gần gũi, và rất đỗi thân thương. Mỗi người có một tình yêu mẹ riêng nhưng có lẽ đọng lại trong tất cả chúng ta là niềm tri ân cao quý về công ơn sinh thành của bậc cha mẹ, sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của mỗi người.

"Bông hồng cài áo" là một bài viết rất cảm động về mẹ. Trong bản văn, thay vì như ca khúc Lòng Mẹ ví tình Mẹ như biển bao la, như suối ngọt không cạn, Bông Hồng Cài Áo của nhà sư Nhất Hạnh vẽ nên người Mẹ qua những hình ảnh và lời văn đơn sơ mà gần gũi, và rất đỗi thân thương. Mỗi người có một tình yêu mẹ riêng nhưng có lẽ đọng lại trong tất cả chúng ta là niềm tri ân cao quý về công ơn sinh thành của bậc cha mẹ, sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của mỗi người.

Bông Hồng Cài Áo gửi gắm một tấm lòng thiết tha, một món quà chứa đựng sự biết ơn mà những người làm con dành tặng cho cha mẹ. Không chỉ trong ngày lễ Vu Lan mà bất cứ lúc nào, cũng hãy nhớ đến các đấng sinh thành và thể hiện lòng biết ơn, tình thương của mình với họ.Nhìn thấy ai ai cũng bày tỏ "Mùa báo hiếu" bằng nhiều hình thức như: đi chùa, dâng hương, an chay, niệm Phật, hay cũng có thể vẫn giữ một nếp sống sinh hoạt như thường ngày,… Mỗi người một vẻ, mỗi người một trái tim, mỗi người có một tình yêu mẹ riêng nhưng có lẽ đọng lại trong tất cả chúng ta là niềm tri ân cao quý về công ơn sinh thành của bậc cha mẹ, sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của mỗi người. Và dù cho mãi sau, có đi đây về đâu chăng nữa, thì chúng ta vẫn biết rằng, ba mẹ vẫn mãi còn dõi theo bước con.

MoreLess

Bông Hồng Cài Áo gửi gắm một tấm lòng thiết tha, một món quà chứa đựng sự biết ơn mà những người làm con dành tặng cho cha mẹ. Không chỉ trong ngày lễ Vu Lan mà bất cứ lúc nào, cũng hãy nhớ đến các đấng sinh thành và thể hiện lòng biết ơn, tình thương của mình với họ.Nhìn thấy ai ai cũng bày tỏ "Mùa báo hiếu" bằng nhiều hình thức như: đi chùa, dâng hương, an chay, niệm Phật, hay cũng có thể vẫn giữ một nếp sống sinh hoạt như thường ngày,… Mỗi người một vẻ, mỗi người một trái tim, mỗi người có một tình yêu mẹ riêng nhưng có lẽ đọng lại trong tất cả chúng ta là niềm tri ân cao quý về công ơn sinh thành của bậc cha mẹ, sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của mỗi người. Và dù cho mãi sau, có đi đây về đâu chăng nữa, thì chúng ta vẫn biết rằng, ba mẹ vẫn mãi còn dõi theo bước con.

MoreLess

Một bông hồng cài áo cho những ai còn mẹ cha, một bông hồng trắng cài áo cho những ai không còn cha mẹ ở bên. Duy còn những tác phẩm hay, những cuốn sách tuyệt vời chứa đựng những dào dạt xúc cảm sẽ dành tặng cho tất cả mọi người. Thực sự may mắn khi tôi có cơ duyên tìm đến cuốn sách "Bông hồng cài áo" của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Một cuốn sách đầy giá trị nhân văn về người mẹ trong Mùa Vu Lan báo hiếu các bậc sinh thành công ơn dưỡng dục, đầy đủ đắng cay ngọt ngào của sự chiêm nghiệm, và dường như thông điệp của cuốn sách đã chạm đến tận cùng của trái tim tôi. Những mỹ từ trong văn bút "Bông hồng cài áo" không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ mà bởi cuốn sách đã khơi nguồn cảm xúc sâu xa trong mỗi tim can của những ai đã đọc và cảm nhận.
Hãy thương yêu, trân quý những tình cảm đang có; hãy sống thật tốt để xứng đáng với công sinh thành của mẹ cha. Mỗi ngày trôi qua là mỗi giây phút chúng ta còn cha, còn mẹ, còn cuộc sống. Vì thế, đừng làm cha mẹ buồn, đừng để giọt sương vương trên mi ấy, đừng để đến khi người đã về với tổ tiên, về với cát bụi thì chúng ta mới đau, mới xót xa, mới ăn năn hối hận. Lúc đó, có lẽ đã muộn màng rồi...

MoreLess

"Bông Hồng Cài Áo " của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh viết về mẹ trong Mùa Vu Lan báo hiếu các bậc sinh thành công ơn dưỡng dục ... Cũng như Ngài Tôn giả Mục Kiền Liên thương nhớ về Mẹ mình bị đoạ vào điện ngục A Tỳ vì nhìn thấy mẹ đói khát bị đoạ từ các nghiệp kiếp trước .Phật cho Mục Kiền Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Phật dạy, một mình Mục Kiền Liên thì vô phương cứu mẹ mà phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp nơi, đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi mới được.Trong mùa Vu Lan ở các chùa có nghi thức cài hoa hồng , nếu ai còn cha mẹ thì cài hoa hồng nơ xanh và những ai mất mẹ còn cha thì cài hoa hồng trắng nơ xanh .. hoa màu hồng tượng trưng còn mẹ , hoa hồng trắng là mất mẹ .. Chúng ta hãy chân trọng những phút giây khi còn cha mẹ vì người đã nuôi nấng dưỡng dục cho chúng ta dạy dỗ cho ta từng ngày .. Hãy làm những điều gì khi cha mẹ còn sống bên chúng ta , dù là những điều nhỏ nhưng mang lại niềm vui đến cha mẹ chúng ta cần ..
Tựa sách này đã được Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ thành nhạc và được nhiều ca sĩ thể hiện ca khúc này ...

MoreLess

Chắc hẳn ai cũng sinh ra và lớn lên từ tình yêu của Mẹ , sự chăm sóc dưỡng dục của Cha. Công ơn sinh thành của Cha Mẹ suốt đời không bao giờ quên được trong mỗi tâm thức của người làm con.
"Bông Hồng Cài Áo " là một trong những cuốn sách viết về cha mẹ hay nhất , ý nghĩa nhất của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được Cố Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc thành công ca khúc Bông Hồng Cài Áo , góp phần đưa nghi thức cài Hoa Hồng vào sâu trong đời sống văn hoá dân tộc . Và đâu đây bài hát như ru vào lòng người từng nhịp yêu thương , từng lời , từng chữ , từng câu , từng nốt nhạc thăng trầm bay bỗng như sự ghi nhớ công cù lao sinh thành của cha mẹ.
Tôi đã đau nhói con tim khi nghe đến đoạn
"Rồi một ngày nào đó Anh về ,
Nhìn Mẹ yêu , nhìn thật lâu .
Rồi nói , nói với mẹ rằng :
" Mẹ ơi", Mẹ có biết hay không ?
Biết gì, biết là con thương mẹ không .
Bông Hồng Cài Áo gửi gắm một tấm lòng vị tha, một món quà chứa đựng sự biết ơn mà những người làm con dành cho cha mẹ , không chỉ trong ngày lễ Vu Lan mà bất cứ lúc nào cũng hãy nhớ đến các đấng sinh thành và thể hiện lòng biết ơn, tình yêu thương của mình dành cho Cha Mẹ.

MoreLess

Bông hồng cài áo gửi gắm một tấm lòng thiết tha, một món quà chứa đựng sự biết ơn mà những người làm con dành cho cha mẹ. Không chỉ trong ngày lễ Vu Lan mà bất cứ lúc nào, cũng hãy nhớ đến các đấng sinh thành và thể hiện lòng biết ơn, tình thương của mình với họ.Sau 50 năm, cuốn sách đã trở thành biểu tượng của tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái và cha mẹ. Tặng cuốn sách này cho nhau, như tặng một lời cảm ơn sâu kín, giữa người tặng và người được tặng. Tình yêu thương, đôi khi là vô ngôn, bao la bất tận; đôi khi là vật phẩm nhỏ bé (như cuốn sách này) thay mọi lời yêu.

MoreLess

Cha Mẹ là món quà thiên liêng nhất trên cõi đời này, nói về Cha Mẹ thì có vô vàng tựa sách, vì bởi công ơn ấy sánh tựa non cao, tựa biển rộng mênh mông không từ nào hàm chứa nỗi. Vậy mà “ Bông Hồng Cài Áo” lại chiếm trọn trái tim của người đọc những mỹ từ mang ngữ điệu thắm đượm tình yêu thương và lòng bao dung vĩ đại ấy. Nếu mỗi độ Vu Lan về còn cài trên ngực cánh hồng thắm tươi thì hãy trân trọng điều ấy bởi vì màu đỏ ấy tượng trưng cho sự hiện diện của cha mẹ vẫn trên cõi đời này, hãy tranh thủ thời gian còn lại mà phụng dưỡng mà báo hiếu công ơn sinh thành ấy, còn nếu không may cài trên ngực màu hoa trắng buồn bã hãy đừng vì điều ấy mà luyến tiếc quá khứ, thay vào đó sống ý nghĩa hơn. Cám ơn thầy đã mang một tác phẩm tuyệt vời nữa đến với đọc giả.

MoreLess

"Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em.
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh.
Thì xin em, thì xin anh, hãy cùng tôi vui sướng đi..."
Vui sướng vì còn có cha mẹ trong đời.
Bông hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm cao đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người cứ đến ngày lễ Vu Lan đều cài bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Cha còn Mẹ. Ai mất mẹ thì cài hoa trắng.
Tôi vô cùng hạnh phúc vì còn có ba mẹ bên mình và xin chia buồn cho những ai mang hoa trắng vì đã lỡ đánh mất món quà quý giá nhất. Giữa cuôc sống bôn ba với bộn bề công việc, hình như có đôi lúc chúng ta đã quên đi sự hi sinh và tình thương của cha mẹ, quên đi những nhọc nhằn đè nặng lên đôi vai của người. Có lẽ chúng ta đã quá thờ ơ, khi không kịp nhận ra mái tóc mẹ đã đổi màu theo năm tháng, bờ vai cha đã gầy guộc hơn xưa. Xin hãy sống chậm lại và giành một chút thời gian cho cha mẹ, để ta không phải hối tiếc và nói "giá như..."
"Bông Hồng Cài Áo" của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, chứa đầy giá trị nhân văn và lòng biết ơn sâu sắc, đã trở thành biểu tượng của tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái và cha mẹ. Bất cứ khi nào có thể, xin hãy nhớ đến các đấng sinh thành và thể hiện lòng biết ơn, tình thương của mình đối với họ.

MoreLess
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Còn hàng
139,000 đ
Còn hàng
249,000 đ