Di Chúc Của Bác Hồ - Một Giáo Trình Tiếng Việt Độc Đáo
Tác giả đã căn cứ vào ảnh chụp toàn bộ bút tích di chúc của Bác Hồ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) công bố vào dịp 02/9/1989 để nghiên cứu về “phong cách lao động ngôn từ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cụ thể, tác giả đã khảo sát các trường hợp Bác Hồ tự sửa chữa trong quá trình viết Di chúc nhằm tìm hiểu việc sử dụng ngôn từ của Người, để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về các trường hợp nói và viết có hiệu lực.
Căn cứ trên ba lần viết và sửa chữa Di chúc của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vào các năm: 1965, 1968, và lần cuối vào ngày 10-5-1969, nhà báo Dương Thành Truyền đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc “Vì sao Bác Hồ sửa chữa ngôn từ như thế?”.
Quá trình đó làm phát lộ nhiều chi tiết thú vị thuộc về phong cách ngôn ngữ và lối dụng ngữ của Hồ Chủ tịch.
Không chỉ là chuyện Bác cân nhắc giữa “để lại” hay “cho”, “liền” và “ngay” mà các trường hợp tổ chức lại câu văn, bổ sung phụ tố cho câu... được tác giả phát hiện và đề xuất cách tiếp cận là những kiến thức ngôn ngữ giúp bạn đọc không chỉ hiểu hơn văn bản Di chúc mà còn chia sẻ được mạch tư duy, những dụng ý đằng sau con chữ của Bác.
GS-TS Nguyễn Đức Dân, một cây đại thụ của ngành ngôn ngữ học Việt Nam nhận xét: “Qua những dẫn liệu cụ thể, tác giả đã chứng minh một cách sinh động tấm gương lao động ngôn từ mẫu mực của Bác Hồ: cẩn trọng sửa đi sửa lại, công phu trong từng chữ, từng lời, từng đoạn kết nối nhau theo một trật tự logic chặt chẽ nhằm đến cách diễn đạt trong sáng, giản dị nhất có thể mà lại hiệu quả tối đa. Những bình luận phát hiện xác đáng đầy thuyết phục của tác giả về những điểm sửa đổi trong di chúc giúp bạn đọc thấy được những ý tứ tinh tế, sâu sắc trong ngôn ngữ Bác Hồ và di chúc trở thành một văn bản toàn bích, một giáo trình tiếng Việt độc đáo”.
- Dương Thành Truyền
- NXB Trẻ
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!