Giã Biệt Hoang Vu (Giải Phát Hiện Mới 2013)

893200011806
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...
Giã Biệt Hoang Vu (Giải Phát Hiện Mới 2013)
 
“Khi đọc, tôi thấy trong tôi núi rừng nổi giận! Tôi như bà già Ka Ơnh còm cõi thí thân trước đám “Nghệ sĩ nhiếp ảnh” đê tiện kia; như con tê giác lạc loài trong rừng Cát Lộc bị bắn hạ và già Điểu K’Giang đã khóc. Và tôi như cây cầu Dran bị triệt phá để bán sắt vụn; như những bức tượng nhà mồ, như bao của báu của bà con Tây Nguyên, và như chiêng ché nằm trong tay bọn gian thương lừa đảo. Lòng tôi như ngôi mộ giữa rừng ma bị khai quật. Cả một quá khứ mồ hôi nước mắt ùa về kêu cứu. Cả một dải Tây Nguyên hùng vĩ, trù mật đang bị móc ruột moi gan. Mẹ Tây Nguyên đang giãy chết trước bầy con mất dạy…”
 
Đó là tâm trạng, là nỗi đau của thi sĩ khổng Vĩnh Nguyên khi đọc ký sự Giã biệt hoang vu của nhà báo Nguyễn Hàng Tình, từng đại diện cho báo Tuổi Trẻ tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Ông đã sống, đã thở hơi thở của vùng đất trung du này, và đau nỗi đau của rừng núi.
 
Những bài kỳ sự đã được đăng trên các báo Pháp Luật TP.HCM, Văn Nghệ Trẻ, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Đầu Tư, Sài Gòn Tiếp Thị, Lao Động v.v…, đã đánh động và xôn xao dư luận suốt từ năm 1997 đến nay.
 
Từ những năm 1980 cái chết đã đụng đến thắng cảnh thác Da M’rông nằm ngay giữa lòng đô thị Bảo Lôc bằng việc ngăn một con đập ngay đỉnh thác, tích nước cho một nhà máy thủy điện, làm biệt xứ cả một miền cảm xúc lâu đời của người dân xứ B’lao.
 
Rồi hai mươi năm sau, tháng 5/2007 “Phương Nam đệ nhất thác” Pongour đã “chết” khi nhà máy thủy điện Đại Ninh ngăn đập chặn dòng Đa Nhim.
 
Mùa khô năm 2008 là câu chuyện về cánh rừng thông đỏ nguyên sinh hiếm hoi nằm ở sườn đông của núi Voi – dãy núi được hình thành từ hàng trăm triệu năm, cho chiết xuất taxol có công dụng đặc trị ung thư, đang bị hạ sát một cách tàn nhẫn.
 
Cuối năm 2010: con tê giác cuối cùng bị bắn hạ, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF công bố “Tê giác chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam”. Thật đau xót. Nguyễn Hàng Tình đã tìm đến rừng Cát Lộc gặp Điểu K’Giang – người đã sống với nó, âm thầm bảo vệ nó. Cả hai âm thầm lên lại rừng Bàu Chim, lần theo từng vuông cỏ, lối xưa đọng ký ức bước chân con tê giác.
 
Ea Sô, khu rừng mà con bò Xám Bos Sauvalli đã được tìm thấy đã làm nức lòng giới khoa học Việt Nam và thế giới khi mà trong sự hiểu biết của họ: “Có lẽ con Bos Sauvalli đã tuyệt chủng ở phạm vi toàn cầu”. Để rồi sau đó cả nước chấn động với câu chuyện một nhóm gồm quan chức chính quyền TPHCM, doanh nhân, quân nhân, luật sư nổi tiếng ờ Daklak tổ chức săn bó Tót giải trí vào dịp áp Tết ở khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Rất may là hệ thống bảo vệ pháp luật của Quan Đội đã đứng ra thực thi pháp luật ở vụ án đặc biệt này, nhưng “rừng núi Ea Sô sẽ còn bị trên đe dưới búa, nổi trôi nữa”
 
Ngay từ trang đầu tiên, người đọc không khỏi xót xa trước tấm ảnh bà Ka Ơnh còm cõi làm “người mẫu ảnh” cho hàng chục ống kính của những kẻ tự xưng là “nghệ sĩ nhiếp ảnh” chĩa vào và không khỏi thốt lên hai từ “đê tiện”.
 
Sẽ không khỏi ngậm ngùi với tấm ảnh “con đường sắt nối biển với hoa tan như sương  khói”. Dân lành Đả Lạt chết sững người, chính quyền tỉnh Lâm Đồng ngậm đắng nuốt cay vì không cứu được con đường mà họ kỳ vọng cho phát triển du lịch, và những giọt nước mắt u bồn của ông Phạm Khương cho đến tận hôm nay.
 
Giã biệt hoang vu được ví như cuốn sách trắng của Yang, một giao ước chung thân của tác giả với rừng núi, sông suối, thân thể đất, tâm hồn người ở một Tây Nguyên ngày nay.
Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
13 x 21 cm
Số trang
396
Tác giả
  • Nguyễn Hàng Tình
Nhà Xuất Bản
  • NXB Hội Nhà Văn
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
Phương Nam Book
Find similar
5.00
Average star rating
4 đánh giá
5 Star
4
4 Star
0
3 Star
0
2 Star
0
1 Star
0

Nhà Tây Nguyên học nổi tiếng Georges Condominas có một tác phẩm đã trở thành kinh điển được đặt tên rất lạ: L’exotique est quotidien (có thể dịch là “Kỳ lạ mỗi ngày”). Khi đặt tên cho cuốn sách của mình, hẳn Condominas rất có ý thức về chuyện “exotique” đối với người làm dân tộc học, hay cả những người ít nhiều có tiếp xúc với các tộc người mà ta quen gọi là các dân tộc thiểu số, thậm chí cả người thường. “Exotique” bắt nguồn từ từ Hy Lạp exôtikos có nghĩa là lạ. Nhưng “lạ” đối với ai? Lạ đối với người phương Tây. Các đế quốc phương Tây đi chinh phục các thuộc địa, hầu hết ở vùng nhiệt đới, xích đạo, xứ nóng. Ở đấy họ gặp những điều hết sức kỳ lạ đối với họ, từ tổ chức xã hội, phong tục tập quán, hành vi của con người cho đến thế giới động thực vật… Do đó mà “exotique” lại thêm nghĩa là nhiệt đới, xứ nóng, xích đạo…

MoreLess

Cuốn sách của Nguyễn Hàng Tình “dữ” mà không buồn. Dưới tất cả sự kiện bi tráng, cả đau đớn, nó nói, không tô vẽ, không ve vuốt, về những con người hôm nay đang sống và vật lộn trên đó, ngã xuống rồi lại khó nhọc đứng lên…
Cuốn sách này rất dữ mà lạ là nó lại khiến ta tin. Bởi, chọc thủng màn “exotique” vốn là những thứ bề ngoài, thứ lừa mị, nó nói về những con người. Và không thể đánh bại được con người.

Cuốn sách hay dẫn người đọc tới những vùng đất mà có thể cả cuộc đời chúng ta sẽ không bao giờ đặt chân tới, hay thậm chí biết rằng chúng tồn tại dù chúng nằm ngay trên đất nước Việt Nam nhỏ bé này. Và cái nét văn phong không cầu kì, hoa mĩ, mà ngược lại rất ngắn gọn, tả thực sinh động của tác giả đã không những vạch trần những hiện thực trái ngang vẫn đang từng ngày từng giờ diễn ra trên những vùng đất ấy, tác giả còn giúp chúng ta tận hưởng được cái đẹp, sự độc đáo và càng thêm yêu thêm quý, thêm xót xa hơn khi những di sản thiên nhiên đó sẽ mãi mãi bị chôn vùi. Cái cảm giác tuyệt vọng vì không thể làm gì khác để cứu giúp những mảnh đất ấy sẽ thôi thúc trong mỗi người khi gấp cuốn sách lại. Nếu ai đó đã nói rằng đọc một cuốn sách, bạn có thể đi thêm muôn dặm đường, thì với tôi, cuốn sách này thực sự đúng với câu nói đó.

MoreLess

Giã biệt hoang vu được ví như cuốn sách trắng của Yang, một giao ước chung thân của tác giả với rừng núi, sông suối, thân thể đất, tâm hồn người ở một Tây Nguyên ngày nay.Nhưng Giã biệt hoang vu chẳng phải chỉ có buồn bã thê lương. Hãy đọc Trên thảo nguyên M’Drăk để cảm nhận cuộc sống phóng khoáng tự do của dân du mục. Họ cần thảo nguyên như cần máu thịt, sống với nghề chăn bò như sống cùng hơi thở. Hãy đọc Hành giả phiêu bạt để biết trên những nẻo đường Sài Gòn - Đà Lạt đang có một người tu hành rong ruổi nhập thế đầy nhiệt huyết, hăm hở, “gió sương bên đường để hiểu tâm”… Đó là một vài khúc vui lạc giữa điệu buồn, nhưng đủ cho người ta cảm động và có thể là hành động để hy vọng vào sự thay đổi.

MoreLess
Khách Hàng Thường Mua Kèm
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
219,000 đ 197,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
125,000 đ 112,500 đ
Giảm 10%