Lịch Sử Thế Giới - Tập 10: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Và Cách Mạng Nga
BẠN CÓ BIẾT…?
SÁCH LỊCH SỬ là lựa chọn của những người thành công.
- 51% những người giàu nhất thế giới đọc sách lịch sử.
- Một phần ba số sách của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg có liên quan tới lịch sử .
- Nữ hoàng truyền thông của nước Mỹ Oprah Winfrey thường xuyên đọc các tác phẩm văn học và các nghiên cứu về lịch sử.
- Nhà văn J. K. Rowling thừa nhận, những câu chuyện huyền bí trong sách lịch sử là một trong những nguồn cảm hứng để bà viết bộ truyện Harry Potter đình đám.
- Giáo sư Ngô Bảo Châu: “Giới trẻ nên đọc sách về lịch sử”.
Lịch sử lâu nay vốn là một nỗi ám ảnh với các bạn trẻ bởi kiến thức được học trong nhà trường chủ yếu là lịch sử chiến tranh, phải học thuộc quá nhiều thứ khô cứng, khiến các bạn lầm tưởng lịch sử chỉ là những cuộc đấu tranh xảy ra trong quá khứ.
Nhưng lịch sử không phải chỉ là những con số, những sự kiện khô khan và khó nhớ. Lịch sử còn là vô vàn những câu chuyện trong quá khứ, tạo nên con người chúng ta như ngày nay và định hình nên thế giới như chúng ta đang sống. Chúng ta tìm hiểu về lịch sử là để biết về cội rễ của chính mình, hiểu được căn nguyên của những vấn đề và sự việc diễn ra ở nhiều nơi mà chúng ta vẫn được nghe, được thấy mỗi ngày, góp phần phát triển bản thân trở thành những công dân toàn cầu có tri thức, có hiểu biết sâu sắc về thế giới.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI – MỘT CÁCH HỌC LỊCH SỬ HOÀN TOÀN MỚI MẺ VÀ KHÁC BIỆT!
----------
Tập 10: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Và Cách Mạng Nga
Đầu thế kỷ XX, các quốc gia châu Âu có mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Những cuộc chạy đua về công nghiệp cùng với sự nảy nở của Chủ nghĩa Đế quốc cuốn các quốc gia này vào một cuộc chạy đua nhằm tranh giành ảnh hưởng trên thế giới.
Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Đại Công tước Franz Ferdinand của Áo bị ám sát bởi một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princi. Sự kiện này chính thức châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất - một cuộc chiến vô cùng khốc liệt và có tầm ảnh hưởng bao trùm lịch sử nhân loại. Các quốc gia tại châu Âu lần lượt tuyên chiến với nhau, chia làm hai phe Liên minh (dẫn đầu là Anh, Pháp, Nga) và Hiệp ước (Đức, Áo - Hung, Ottoman và Bulgaria).
Trước năm 1917, nước Mỹ không tham chiến mà chỉ đứng ngoài thu lợi bằng việc bán hàng hóa cho các quốc gia tham chiến. Nhưng những động thái hiếu chiến của người Đức áp dụng chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, tấn công cả vào tàu Mỹ khiến dư luận nước Mỹ bất bình, chính phủ Mỹ quyết định tuyên chiến với Đức và phe Hiệp ước.
Cũng trong năm ấy, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Sa Hoàng không thể chịu nổi sức ép từ cuộc chiến. Người nông dân Nga rơi vào cảnh khốn cùng, và như một lẽ tất yếu, cuộc Cách Mạng tháng 10 Nga lịch sử dưới sự lãnh đạo của V.I. Lenin và đảng Bolshevik đã nổ ra. Nước Nga thoát khỏi ách cai trị của Sa Hoàng và rút khỏi cuộc chiến tranh.
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành. Thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thiểu số trên Đế quốc Nga khỏi thân phận phụ thuộc, bị chế độ Sa hoàng áp bức, bóc lột. Sau cuộc cách mạng này, hàng loạt nhà nước của các dân tộc bị áp bức trên lãnh thổ nước Nga ra đời. Ngoài ra, Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân các nước thuộc địa, mở ra con đường cải biến chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Năm 1918, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Nước Đức và phe Hiệp ước thất bại, nhưng phe Liên minh dù thắng trận cũng phải chịu tổn thất nặng nề. Cuộc chiến dừng lại mà không giải quyết được những xung đột giữa các quốc gia tham chiến, hòa ước Versailles được ký kết nhưng chính nó lại là ngòi nổ cho cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai sau này. Quốc gia duy nhất hưởng lợi từ cuộc chiến là nước Mỹ, quốc gia này đã có bước nhảy vọt trở thành cường quốc vượt xa các nước châu Âu.
Tại các quốc gia thuộc địa, ngay từ trước chiến tranh, các cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc đã bắt đầu. Ở Trung Quốc, vương triều Mãn Thanh suy yếu và bị xâu xé bởi các đế quốc. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra với người lãnh đạo là Tôn Dật Tiên là cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ nhà Thanh và chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây. Nhà Thanh sụp đổ, người Hán trở lại nắm quyền tại Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, bước vào thời đại sản xuất, tiêu dùng số lượng lớn, với nền kinh tế phát triển mà không quốc gia nào sánh được. Đó là thời đại của ngành công nghiệp ô tô. Với những nỗ lực ngừng nghỉ, Henry Ford thành lập nên Ford Motor Company và đưa việc sản xuất ô tô thành dây chuyền. Ô tô dần trở nên phổ biến ở Mỹ từ thập niên 1920, trở thành biểu tượng cho sự phồn thịnh của nước Mỹ.
- Nhiều Tác Giả
- NXB GIAO DUC