Nguyễn Tri Phương
Chiến đấu cho Tổ quốc dân tộc, không phải chỉ trên vài ba trận mạc hay trong chín mười xuân thu, nhưng chính là một cuộc tranh đấu tinh thần ròng rã trong khoảng thời gian vô tận. Vì thế, nên dù thua trận với những khí giới vật chất nhất thời, nhưng có tinh thần lưu truyền cho hậu thế với những cử chỉ thái độ của mình, tiền bối gục ngã thì hậu sinh kế tiếp, ngày trước không thành, năm sau lại thắng, chứng minh câu nói của một chính khách Trung Hoa: “Thất bại là mẹ thành công”, không theo nghĩa kinh nghiệm cá nhân, nhưng theo lý truyền thống dân tộc. Đó là thành công vinh hiển của các bậc vĩ nhân.
Trong lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam, năm 1973 kỷ niệm đệ nhất Bách chu niên một vị trong số các vĩ nhân này. Chính là 100 năm truy niệm vong linh Cụ NGUYỄN TRI PHƯƠNG. Sinh trưởng ở Thuận Hóa, làm quan kiêm thông văn vũ với ba triều vua, cụ là một chiến sĩ khắp các mặt trận tinh thần và vật chất. Tuy Cụ thua trận với vũ khí, bị quân Pháp bắt tại Hà Nội hôm Rằm tháng 10 năm Quý Dậu (1873), nhưng với tinh thần bất khuất, Cụ đã ra đi, để lại những lời nhắn nhủ kêu gọi bao nhiêu kẻ hậu sinh nối gót, không nói đến thực dân nào hay chủ nghĩa nào, chỉ biết một trăm năm sau, mặc dù ai gọi là chậm tiến vật chất và nghèo nàn hữu hình, nhưng cả thế giới đều cảm phục dân tộc Việt Nam trên con đường tranh đấu tinh thần.
- Đào Đăng Vỹ
- NXB Tổng Hợp TP. HCM