Thao Túng Cảm Xúc - Chấn Thương Tâm Lý Do Bị Sỉ Nhục
Hầu hết mọi người không hiểu cách đối xử của mình dưới mọi hình thức trong quá trình trưởng thành thực ra đã đạt đến mức độ “sỉ nhục”. Những câu nói vô tình gây tổn thương, hay những vỗ về trấn an tưởng chừng tốt cho người nghe, những lời nói xuất phát từ lòng tốt, hoặc nỗi sợ hãi trong lòng người chăm sóc, gây ra phản ứng về thể chất và tinh thần cho con người ta… đều là một phần của chấn thương tâm lý do bị sỉ nhục.
Dấu vết bị sỉ nhục ấy vẫn còn trơ trơ sau nhiều năm, khiến tôi sợ hãi thế giới, không những mất niềm tin vào thế giới, mà còn thiếu niềm tin vào chính mình.
Bấy lâu nay, tôi đã đánh mất năng lực yêu thương bản thân, thì làm sao biết yêu thương người khác?
Trong tác phẩm “Thần khúc”, Dante đã mô tả về cánh cửa địa ngục như thế này: “Người bước vào nơi đây, buộc phải quăng bỏ hết thảy hy vọng!” Vì sao? Vì hạt nhân của nhân cách người bị tổn thương đã bị tầng tầng lớp lớp phòng vệ bao bọc, họ đã hoàn toàn đánh mất tự do được chọn lựa. Không có tự do, thì không có hy vọng.
Khi bạn lật mở cuốn sách này, có lẽ bạn cũng có trải nghiệm tương tự, đối tượng có thể là cha mẹ, thầy cô, bạn học, cấp trên…
Trong quá trình này, tôi muốn mời bạn - vào lúc bấy giờ có lẽ không có cơ hội chăm sóc bản thân, đứng về phía mình, nhưng bây giờ, khi một lần nữa trải qua, thậm chí một lần nữa cảm nhận hồi ức xưa cũ ùa về, cảm xúc dâng trào... hãy thử đứng về phía mình, tự nhủ rằng: “Là chuyện rất tồi tệ đã xảy ra với mình, chứ không phải là mình rất tồi tệ.”
Chúng ta phải luôn khắc ghi câu nói này trong lòng.
Con đường chữa lành này không hề dễ đi, mong rằng cuốn sách này có thể dìu bước bạn một chặng đường.
- Châu Mộ Tư
- NXB Văn Học
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!