Tủ Sách Tinh Hoa Văn Học - Mùa Hè Tươi Đẹp
Tóm tắt tác phẩm:
Ra đời vào năm 1949, tác phẩm “Mùa hè tươi đẹp” nằm trong dòng văn học biểu tượng của văn học Ý.
Mùa hè được diễn tả ở đây là một khoảng thời gian đầy màu sắc, được đồng nhất với ảo tưởng về một cuộc đời khác đầy những điều mới mẻ, tình yêu, đam mê, cùng với những mặt tích cực mà nó tượng trưng. Nhưng sau đó là mùa thu, rồi mùa đông, là cái chết của niềm hi vọng và sự đầu hàng của nhân vật chính trước sự thật phủ phàng nhưng không thể tránh khỏi của mình.
Với một văn phong theo trường phái “tự nhiên”, ông dẫn dắt người đọc bước vào thế giới của những nhân vật cũng hết sức tự nhiên và mộc mạc… Câu chuyện kể về Ginia, một cô gái mồ côi khi chỉ vừa 16 tuổi, chuyển từ vùng quê lên thành phố Torino sinh sống cùng với anh là Severino. Ginia là một cô gái ngọt ngào nhưng không may mắn. Sự ngây thơ và trong sáng của cô không đáng bị bôi nhọ và sỉ nhục trong thành phố Torino xám xịt.
Nhịp sống nơi phố thị hiện đại khác xa vùng quê mà cô từng sinh sống này đã quyến rũ cô, khiến cô tò mò, khao khát yêu và được yêu. Những thay đổi choáng ngợp nơi phố thị khiến các cô gái mới dậy thì dễ dàng đánh mất đi trinh tiết mà mãi về sau khi họ nhận ra những giá trị của mình thì đã không còn.
Tiểu thuyết “Mùa hè tươi đẹp” không chỉ là một câu chuyện kể đơn giản mà còn là lời cảnh tỉnh với những cô gái trẻ ngây thơ và dễ dãi. Như chính tác giả đã định nghĩa rằng tác phẩm “Mùa hè tươi đẹp” là chuyện kể về sự bảo vệ tiết trinh. Tuy có cốt truyện gắn liền với cuộc sống rất đời nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc: Nó tuợng trưng cho sự xung đột giữa sự ngây thơ (Ginia) và sự hư hỏng, thoái hoá (Guido và Amelia). Đánh mất sự hồn nhiên của một cô gái chính là buớc chuyển biến từ trạng thái hạnh phúc, tự nhiên của tuổi dậy thì đến một trạng thái khác, sự trưởng thành. Amelia là một nhân vật tiêu cực nhưng rất cần thiết hoàn thành bước ngoặc này. Qua cô, Pavese đã tượng trưng cái chết như ông đã nhìn thấy : Tham vọng, độc ác, nhưng đồng thời cũng rất cám dỗ và mời mọc đến nỗi nó đuợc ủy thác để dìu dắt một cuộc đời hồn nhiên và chẳng có chút liên quan nào. Amelia tàn ác mà quyến rũ, cuối cùng đã lôi cô vào một thế giới chưa từng quen biết…
Thông tin về tác giả Cesare Pavese:
Pavese chào đời vào này 9/9/1908 tại ngôi làng nhỏ có tên là Santo Stefano Belbo, thuộc vùng Lange của tỉnh Cuneo. Nhưng ông đã sớm rời khỏi gia đình để sinh sống ở thành phố Torino, và trong lòng chưa bao giờ khuây khoả về hình bóng quê nhà.
Cái chết của cha từ khi ông còn nhỏ đã ảnh hưởng lớn đến tính cách của ông: một cậu bé nhút nhát nhưng khô khan, cộc cằn; yêu thiên nhiên và sách nhưng lại luôn tự cô lập chính mình. Sau khi chồng mất, với tính cách cẩn trọng và lạnh lùng, mẹ ông đã giáo dục ông như một người cha khô khan và nghiêm khắc.
Khi sống và tiếp cận với thực tại điên cuồng của một thành phố kỹ nghệ lớn và đầy sương mù như Torino, Pavese càng biểu hiện tất cả những bất an sâu sắc về sự hiện sinh những ám ảnh tâm lý và bắt đầu đi tìm kiếm sự chân thực. Cũng như bao giới trẻ Ý trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, ông luôn có những suy nghĩ tiêu cực cũng như những mâu thuẫn trong cách nghĩ. Tuy vậy trong tác phẩm của ông vẫn có những thời gian hạnh phúc. Đó là thời gian khi ông còn học đại học, thời gian để lại dấu ấn trong ông về “người phụ nữ có giọng khàn khàn”…
Năm 1932, ông tốt nghiệp đại học với luận án về Sự lý giải thi ca của Walt Whitman và bắt đầu cộng tác với Tạp chí “văn hoá”. Buổi tối, ông dạy học và phiên dịch các tác phẩm của Anh, Mỹ và nổi danh rất sớm.
Năm 1933, khi nhà xuất bản Einaudi thành lập, Pavese đã tham gia rất tích cực các dự án của nhà xuất bản này.
Năm 1935, ông bị bắt vì bị tình nghi chống phát xít, bị xử 3 năm tù nhưng nhờ nhận được ân xá, ông được thả ra vào năm 1936.
Năm 1931, mẹ ông mất. Khát khao mãnh liệt bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đối với mẹ chưa được thực hiện đã tạo nên một “rãnh sâu” trong tầm hồn của nhà văn đầy trắc ẩn này. Còn lại một mình, ông chuyển về sống với người em Marina cho đến cuối đời. Ông mất vào ngày 27 – 5 – 1950, để lại vài dòng ngắn ngủi trên trang nhất của tập sách “Đối thoại với Leuco”: “Tôi tha tội cho tất cả và xin tất cả tha thứ cho tôi. Nhưng xin các bạn đừng ngồi lê đôi mách và tán nhiều chuyện”. Năm ấy ông chỉ vừa 42 tuổi.
- Casere Pavese
- NXB Hội Nhà Văn
- Phương Nam Book