Phan Khôi: Tác Phẩm Đăng Báo 1937

893608050065
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Hoạt động báo chí của Phan Khôi trong năm 1937 gắn với hai tờ báo: tờ Sông Hương ở Huế và tờ Đông Dương tạp chí ở Hà Nội.

Ông tiếp tục xuất bản tuần báo Sông Hương thêm 11 số nữa, sau đó tạm ngừng rồi bán lại giấy phép cho nhóm cộng sản Phan Đăng Lưu, Nguyễn Cửu Thạnh. Sau khi trở về quê Quảng Nam ít lâu, ông cùng người vợ trẻ sống ở Huế (chưa rõ các mốc thời gian) rồi sau đó vào Sài Gòn, dạy học tại trường tư thục Chấn Thanh.

1/ Sang năm 1937, tuần báo Sông Hương chỉ còn 8 trang mỗi kỳ; trong số các mục đã mở từ khi báo mới ra, nhiều mục nhưQuốc văn nghiên cứu, Chương Dân thi thoại, Ngự sử đàn văn, Sử liệu từng mảnh vụn,... đã không còn được tiếp tục, chỉ còn mục Lý luận của tôi, Hán văn độc tu (ngừng lại từ số 26), nhưng lại có những mục mới, giống như những tác phẩm đăng đều kỳ, như hồi ức Đi học đi thi, hoặc chùm giai thoại Những chuyện oái oăm (còn có tên Độc Tại Lâu bút ký).

Biên khảo sử học vẫn là một trong những nét đậm của ngòi bút Phan Khôi trên Sông Hương năm 1937, với những bài viết về sử Trung Hoa (bộ Sử ký Tư Mã Thiên thời cổ đại hay nhân vật Trại Kim Hoa thời cận đại), và nhất là về sử Việt Nam cận đại, từ việc nhận định về các bộ luật Hộ, luật Hình của triều Nguyễn, đến diện mạo trường học và người đi học đi thi thời khoa cử chữ Hán (hồi ức Đi học đi thi), hoặc sưu tập những “tiếng xấu để đời” của giới quan chức (Những chuyện oái oăm),... Với những bài dài hoặc ngắn về luật pháp triều Nguyễn, cây bút khảo luận của Phan Khôi đã đem quá khứ thời cận đại gắn với hiện tại những năm 1930, khi một số thay đổi đã diễn ra theo hướng xây dựng một nền quân chủ pháp trị, kể từ khi vua Bảo Đại về nước nắm triều chính (tháng 9/1932); tuy vậy, giọng điệu chính luận của Phan Khôi đã không tránh khỏi sự thất vọng khi nhận thấy cả các chuẩn luật pháp lẫn bộ máy quan chức triều đình đều tỏ rõ sự lạc hậu, bất cập, lại quá chậm được sửa đổi.

Trên Sông Hương năm 1937, đề tài thời sự rõ ràng là đậm hơn so với năm trước, không chỉ bởi số báo nào cũng có các trang điểm tin Thời sự trong tuần lễ, mà còn bởi tờ báo không thể không đáp lại những tiếng nói khác trong làng báo đương thời về các diễn biến xã hội chính trị trong nước, nhất là những khác biệt trong việc tập hợp lực lượng lấy ý kiến để khởi thảo tập dân nguyện sẽ đệ trình lên phái bộ điều tra do nội các Bình dân Pháp cử sang Đông Dương. Sông Hương đã nhanh nhạy điểm những tin tức diễn biến của phong trào “Đông Dương đại hội nghị”, những động thái liên quan đến Đông Dương của chính phủ Bình dân Pháp, rồi những diễn biến trong bức tranh chính trị thế giới, từ Tây Âu với nội chiến Tây Ban Nha và sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài, những động thái của nước Đức dưới chính quyền Hitler, nước Italia dưới chính quyền Mussolini, đến những diễn biến ở Đông Á, bất hòa và xung đột giữa các thủ lĩnh quân sự Trung Hoa với chính phủ Nam Kinh, hoạt động của các võ quan và chính khách Nhật Bản,...

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
16 x 24 cm
Số trang
354
Tác giả
  • Lại Nguyên Ân
  • Phan Khôi
Nhà Xuất Bản
  • NXB Tri thức
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
Tri Văn
Find similar

Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!

Khách Hàng Thường Mua Kèm
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Còn hàng
139,000 đ
Còn hàng
249,000 đ