Vũ Điệu Không Vần Toàn Tập
Vũ Điệu Không Vần Toàn Tập
"Nếu thơ là phương tiện phát triển ngôn ngữ và văn học, đọc và viết, khơi dậy tưởng tượng, cảm xúc, khả năng ghi nhớ, cùng mối liên hệ giữa con người và thế giới chung quanh, thì Vũ Điệu Không Vần, cung cấp thông tin và kiến thức về thơ cho những người làm thơ, thúc đẩy khả năng sáng tác của họ, trên nguyên tắc: kiến thức + tưởng tượng = sáng tạo.
Chưa bao giờ, đọc một tiểu luận về thơ mà sự ám ảnh của nó đối với tôi mạnh mẽ đến thế!? Ý tưởng réo gọi ý tưởng, tập tiểu luận là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm cẩn và sâu sắc về thơ, trong đó có thơ Tân hình thức đã cuốn hút, dẫn dụ tôi đi vào “ma trận” của những suy niệm về thơ mà ở đó, tưởng đâu gặp những diễn ngôn tắt tị, rối rắm, mơ hồ, nhiều khi đến khó hiểu như vẫn thường gặp ở một số bài nghiên cứu, lý luận, phê bình về thơ. Nhưng không, khi đọc tập tiểu luận Vũ điệu không vần của nhà thơ Khế Iêm, tôi luôn bắt gặp ở đó những suy tưởng chứa đầy sắc hương và ánh sáng. Đó là thứ hương sắc của tâm hồn, của cảm xúc và ánh sáng của trí tuệ với những luận giải về thơ đầy chất triết luận và một tình yêu thơ ca mãnh liệt, thể hiện một khao khát cháy bỏng về hành trình đổi mới thơ Việt mà thi nhân xem đây như một sứ mệnh được lịch sử thi ca dân tộc giao lại cho thế hệ mình.
Trần Hoài Anh
Sau 20 năm ra đời và phát triển của thơ Tân hình thức Việt từ ngoài lan tỏa vào trong nước, Vũ điệu không vần là thành quả tự nhiên về lý thuyết và thực hành, một khuynh hướng nghệ thuật, một loại hình thơ mới, trên nền tảng truyền thống và hiện đại của thơ Việt cũng như thơ tiếng Anh.
Nhà thơ Đỗ Quyên
Trong Thuở Trời Đất Nổi Cơn Gió Bụi – Đọc Chinh Phụ Ngâm, tôi đặc biệt thích thú và bị chinh phục sâu sắc với những kiến giải: Phản ánh thực tại – Che giấu và làm sai lạc thực tại – Sự vắng mặt của thực tại – Hoàn toàn cắt đứt liên hệ với thực tại; dường như có sự khế hợp với bản nguyên tinh thần “Sắc sắc – Không không” của nhà Phật.
PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn, Tạp chí Văn học – Viện Văn học
""Thơ Tân hình thức là một thực hành khác của thơ Việt thuộc về thơ Việt, một thể thơ mới, lạ, độc đáo, mở rộng khả năng biểu đạt kỳ diệu của tiếng mẹ đẻ.
Nhà Nghiên cứu Phê bình Văn học Văn Giá"
- Khế Iêm
- NXB Đà Nẵng
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!