Chàng Chó
“Chàng chó” mang đến một câu chuyện đầy tính siêu thực, pha trộn giữa hiện thực và huyền ảo. Truyện được đặt trong bối cảnh ở vùng ngoại ô Tokyo, kể về mối quan hệ kỳ lạ giữa Iinuma, một người đàn ông kỳ lạ giống chó và cô giáo Kitamura Mitsuko. Điều bất ngờ là câu chuyện cổ tích Mitsuko kể đã trở thành sự thật khi Iinuma Taro – một người đàn ông kỳ lạ, bí ẩn – xuất hiện, làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của cô.
Ngoài “Chàng chó”, có thêm “Bản nguyên”, “Bản nguyên” cho thấy một Tawada đa sắc, không chấp nhận một trói buộc nào, giới hạn nào làm tàn tạ hay thu hẹp đời sống. Đời sống là một con đường mở.
Trong “Bản nguyên”, Michiko và em trai Kazuo cùng tới Đức du học. Nhân vật của Tawada có thể là du khách, sinh viên đi du học... bị buộc phải lang thang trong khoảng trống giữa các ngôn ngữ, nơi ý nghĩa của trải nghiệm đời thường hàng ngày trở nên trơn trượt và kỳ lạ…
“Yoko Tawada lôi cuốn ta đến cảnh giới ngôn từ viễn tưởng, huyền thoại và phản địa đàng của bà bằng cách đẩy ta đi xa, đẩy ta lạc bước, xô ta rơi vào đồng thoại dân gian lẫn truyện kể siêu hiện đại, phóng ta vào bên trong một đường ngầm hay đường ngầm của bên trong mọi thứ, nhất là bên trong chính ta. Để đến một nơi rất đẹp rất thơ mà cũng có thể rất nhơ nhớp rất tục. Mở trang sách Tawada là mở ra thế giới như nó vẫn vậy và như nó có thể tới, có thể hiện thành, thế giới đó kỳ lạ và nghịch lý như một công án mà sao vẫn quen thuộc đến ngỡ ngàng.” – Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu
“Thế nên, người ta mới cho rằng Tawada, người rất nhạy bén với bản chất siêu thực cơ bản của thực tế, là hậu duệ trực hệ của những nhà viết truyện có tính chất ngụ ngôn châu Âu thế kỷ XIX và XX. Gogol có thể cảm thấy bà như một người bạn tâm giao; và Bruno Schulz cũng vậy, với khả năng tiếp nhận kỳ diệu của ông trước sự kỳ lạ ẩn náu trong cuộc sống gia đình bình thường. Nhưng nếu để so sánh thì không có gì có thể nghi ngờ, Kafka là người tương hợp nhất với bà, người mang trong mình tình yêu của sự nghịch lý và phi lý. Các nhân vật của Tawada có thể được ví như phiên bản đương đại của những con người tìm kiếm tuyệt vọng trên trang văn Kafka, bị ném vào một thế giới đa văn hóa, đa ngôn ngữ.” – Nhà văn Robert Anthony Siegel, Khoa Viết sáng tạo, Đại học North Carolina Wilmington
- Yoko Tawada
- NXB Phụ Nữ
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!