Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

893200013065
233,100 đ
259,000 đ
Bạn tiết kiệm: 25,900 đ
Còn hàng
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

Madeleine Thien dẫn dắt người đọc đi sâu vào cuộc sống đầy biến động của một gia đình Trung Hoa qua hai thế hệ tiếp nối nhau: thế hệ những người sống qua cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông giữa thế kỷ XX, rồi đến đời con cái của họ - những sinh viên tham gia biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn (1989), Hành trình của hai cô gái trẻ Marie và Ai-Ming không chỉ ráp nối lại từng mảnh ghép của câu chuyện gia đình, mà còn dần hé lộ những bi kịch của một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc, khi mỗi người nghệ sĩ phải đấu tranh với chính cái tôi của mình để sống còn, giữ vững lòng trung thành và cống hiến cho nền âm nhạc mà mình đang theo đuổi.

"Một thiên anh hùng ca tuyệt diệu về lịch sử Trung Quốc được viết lên thật đẹp đẽ và đầy chi tiết." - The Times

"Một tác phẩm đầy cảm động và vô cùng sâu sắc, nơi âm nhạc, toán học và lịch sử gia đình đan kết lại với nhau trong một câu chuyện kể giàu chất thơ..." - Herald

"Tác phẩm là một quyển trường thiên tiểu thuyết đầy tham vọng về một Trung Hoa chuyên chế, lấy âm nhạc làm cốt lõi... Lối kể chuyện khó hiểu của Madeleine Thien dần dần bóc trần cuộc đời của ba người nhạc sĩ sống trong thời đại đó, khi nền âm nhạc thực thụ phải bí mật sống còn, như một thứ tình yêu bị cấm đoán." - Sunday Times

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Số trang
608
Tác giả
  • Madeleine Thien
Dịch giả
Trang Nguyễn
Nhà Xuất Bản
  • NXB Hội Nhà Văn
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
Phương Nam Book
Find similar
5.00
Average star rating
6 đánh giá
5 Star
6
4 Star
0
3 Star
0
2 Star
0
1 Star
0

Madeleine Thien dẫn dắt người đọc đi sâu vào cuộc sống đầy biến động của một gia đình Trung Hoa qua hai thế hệ tiếp nối nhau: thế hệ những người sống qua cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông giữa thế kỷ XX, rồi đến đời con cái của họ – những sinh viên tham gia biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn (1989), Hành trình của hai cô gái trẻ Marie và Ai-Ming không chỉ ráp nối lại từng mảnh ghép của câu chuyện gia đình, mà còn dần hé lộ những bi kịch của một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc, khi mỗi người nghệ sĩ phải đấu tranh với chính cái tôi của mình để sống còn, giữ vững lòng trung thành và cống hiến cho nền âm nhạc mà mình đang theo đuổi…

MoreLess

Âm nhạc, tình yêu, cuộc sống và sự khắc nghiệt trong dòng chảy lịch sử Trung Quốc những năm 90, tất cả đều được ngòi bút của Madeleine thể hiện một cách tinh tế và xúc cảm. Một tác phẩm xuất sắc!~

Bìa sách phản ánh được gần như nội dung của cuốn sách rồi. Phải nói rằng đề tài về lịch sử luôn có một sức hút kì lạ với nhiều người, nó có một cái gì đó lôi cuốn song song trong dòng chảy lịch sử với hiện tại của thời gian. Ai đó đã từng nói rằng “Chúng ta sẽ chẳng là ai cả nếu không có quá khứ” những nỗi đau, lợi quyền trong quá khứ như một đoạn đường mà sau này dòng “ văn học vết thương” khắc dấu lại. Âm nhạc, tự do, hòa bình và con người,…văn chương là nơi phản ánh được nhiều nhất về cuộc sống, văn chương cũng lấy chất liệu từ cuộc sống để viết nên. Cực kỳ ưng ý

MoreLess

"Đừng nói chúng ta không lợi quyền" ở tên sách, bìa sách và qua lời giới thiệu mình dám chắc mình đã yêu nó rồi Ngay từ tên sách, nó đã là tiếng nói phản kháng xã hội của tác giả nhằm vào chính chúng ta - những người dẫu không hề nhận ra nhưng lại vô tình định hình nên xã hội đó, và rồi lạm quyền. Nhưng phản kháng điều gì, lạm quyền thế nào? Bìa sách đã phần nào trả lời câu hỏi đó: dù môi không hề hé mở thì người nghệ sĩ (nữ) vẫn đưa âm nhạc của mình lan toả vào không gian, còn chim bồ câu trắng kia chẳng phải là biểu tượng của tự do hoà bình, của những điều tốt đẹp đó sao.
Bối cảnh câu chuyện diễn ra ở Trung Quốc trước thời đổi mới, là giai đoạn lịch sử còn nhiều ẩn số mập mờ.

MoreLess

Đã biết đến "thế hệ vết thương" qua những Lý Nhuệ, Diêm Liên Khoa hay Mạc Ngôn, Lư Tân Hoa... nên ngay khi tác phẩm Do Not Say We Have Nothing về Việt Nam mình đã rất mong đợi.

Một phần vì mình luôn muốn nhìn "cận cảnh" cuộc Đại cách mạng văn hóa - vết nhơ lớn thứ hai trong lịch sử Trung Quốc

Một phần vì muốn thay đổi góc nhìn sau khi đã đọc hầu hết các nhà văn nội địa, bởi Madeleine Thien thời kỳ đó đang sinh sống tại nước ngoài. Mình tò mò muốn biết cái nhìn của một người con xa xứ, một người đứng nhìn cuộc cách mạng của quỷ dữ từ vị thế khác sẽ ra sao

Ngày nay không thiếu những tác phẩm lật lại góc nhìn từ nhiều phía, thế nên có thêm một cuốn sách là có thêm dữ kiện, thêm một mảnh ghép

Thật sự thích Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền vậy nên viết vài dòng

MoreLess

Đừng nói chúng ta không lợi quyền
Trước tiên cái tựa thực gây hứng thú với mình bởi nó gợi lên tính lịch sử của nội dung cuốn sách, và đập vào mắt là cái bìa có vẻ lãng mạn bay bổng bởi những nốt nhạc và hình ảnh cô gái, bản nhạc, cánh chim bồ câu như gói gọn được những điểm mấu chốt về nội dung. Quả thực là vậy, đọc phần giới thiệu mới thấy câu chuyện kép của Madeleine Thien về số phận của một gia đình bình thường ở Bắc Kinh qua hai thế hệ tiếp nối nhau: thế hệ những người sống qua cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông giữa thế kỷ XX, rồi đến đời con cái của họ – những sinh viên tham gia biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn (1989) đã tái dựng một giai đoạn lịch sử Trung Hoa, lấy chuyện cá nhân hoà vào chuyện của cả một dân tộc. Một cuốn sách thực khiến độc giả tò mò mà muốn khám phá cả tựa, bìa lẫn nội dung giới thiệu

MoreLess
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Giảm 10%
Sản phẩm này sẽ được vận chuyển từ 15/02/2025
Giảm 10%
Còn hàng
249,000 đ 224,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ