Chính Sách Ngụ Binh Ư Nông Các Thời Lý - Trần - Lê Sơ (Thế kỷ XI - Thế kỷ XV)
Cuốn sách Chính Sách Ngụ Binh Ư Nông Các Thời Lý - Trần - Lê Sơ (Thế kỷ XI - Thế kỷ XV) tập trung phân tích điều kiện hình thành, nội dung và ý nghĩa độc đáo của chính sách “Ngụ binh ư nông”. Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cuốn sách này, hãy cùng MaiHaBooks tìm hiểu sơ qua về chính sách "Ngụ binh ư nông" này nhé!
Trong lịch sử, quân đội luôn là lực lượng nòng cốt bảo vệ đất nước, do vậy, mỗi quốc gia luôn cần có một lực lượng vũ trang hùng hậu, tinh nhuệ. Nhưng, song hành với đó, yêu cầu về nhân lực để sản xuất nông nghiệp cũng là một nhu cầu quan trọng đặt ra! Để giải quyết hai nhiệm vụ đó, các chính thể phong kiến đã thực thi chính sách "Ngụ binh ư nông“. Chính sách “Ngụ binh ư nông” là gì? Đây là chính sách độc đáo, sử dụng lực lượng quân đội chính quy luân phiên tham gia sản xuất nông nghiệp.
Theo tác giả Nguyễn Anh Dũng, "Dân số nước ta, những thế kỷ XI - XV chỉ khoảng bốn đến sáu triệu người, nhưng số quân thường trực lại đông tới nhiều vạn người: thời Lý chừng dăm bảy vạn quân; thời Trần chừng ngót chục vạn quân; thời Lê sơ có lúc lên tới hơn hai chục vạn quân". Vậy điều kiện nào đã cho phép các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ duy trì được số quân thường trực đông đến vậy? Phải chăng là bởi tiềm lực kinh tế - quân sự vững mạnh của các triều đại trên, hay là do khả năng dụng binh tài tình của các đấng quân vương thời bấy giờ?
- Nguyễn Anh Dũng
- NXB Khoa Học Xã Hội