Chuyện Trong Nhà Ngoài Xóm Miệt Hậu Giang

978604377192
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất mới Hậu giang, Trần Minh Thương được nghe và chứng kiến nhiều cách thức ứng xử độc đáo của bà con miền quê. Hàng ngày, người ta xưng, hô, kêu/ gọi nhau để giao tiếp, trò chuyện, tâm tình, lúc lại gọi để cho nhau chén canh, tô cháo; thiếu hụt thì chạy tìm vay mượn hàng xóm; đồ dùng không hết thì đem bán cho người cần mua,... Những nhu cầu tất yếu đó như hơi thở, miếng ăn, giấc ngủ,... của con người. Nó liên tục diễn ra và góp phần hình thành nên nét văn hóa ứng xử trong dân gian.

Tác giả ví von với nhiều câu chuyện kể rất cụ thể, tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con miền quê. Muôn kiểu thể hiện với chuyện nhắn, gởi: từ nhắn lời, gởi nhà cửa đến gởi con, gởi cháu; chuyện hùn hạp nhau để làm ăn khi có lợi thì chia chác như hùn nhau nuôi lợn, hùn nấu bánh tét, hùn ăn hùn uống, hùn công đi làm mướn; Hay chuyện rủ mời nhau cũng rất phổ biến trong đời sống miền sông nước: rủ nhau làm đồng, rủ nhau sinh hoạt mua bán vui chơi, mời khách đến nhà, đám tiệc hay giỗ quải… Có một chi tiết khá thú vị khi nghe từ “quá giang” tức là xin đi cùng, theo âm từ Hán Việt có nghĩa là qua sông mà bà con cô bác hay dùng. Muốn xin “quá giang” để đến nơi cần đến, mà ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng hơn và cũng chẳng cần liên quan đến sông nước. Người Hậu giang vốn tính cách cởi mở, trọng tình xã giao, tương thân tương ái, cùng chia sớt, san sẻ cả ngọt bùi lẫn cay đắng trong cuộc sống.

Miệt Hậu giang còn sở hữu có một nét đặc trưng vô cùng hấp dẫn mang tên chợ nổi. Đời sống buôn bán trên ghe xuồng ở chợ nổi tấp nập rộn ràng, có phương thức quảng cáo rao hàng độc đáo bằng cách bẹo (hàng hóa hay đồ ăn thức uống được trưng ra để tạo sự hấp dẫn, bày biện trên mui ghe, treo tòn ten trên cây sào) với nguyên tắc là bán gì bẹo nấy và có lúc cũng mang tính tượng trưng. Ở đâu đó miền Tây vang vọng lời rao ngọt như mía lùi “Ai ăn xôi, bắp nấu hôn!”, “Ai ăn chè bột khoai, bún tàu đậu xanh nước dừa, đường cát hôn”. Chính những lời rao này đã gợi nguồn cảm hứng cho soạn giả Thu An viết bài tân cổ “Gánh chè khuya” qua tiếng hát của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn và Út Bạch Lan đã sống mãi trong lòng những ai yêu thích cổ nhạc ở miền Tây sông nước.

Tác giả có dịp được nghe các bậc cao niên kể lại những gì mà cha ông đã đem ra đối đãi nhau trong tình thân tộc, nghĩa xóm làng. Chuyện trong nhà ngoài xóm ở đây có những nét tương đồng với miền quê khác, nhất là vùng Tây Nam Bộ. Để mỗi khi chúng ta được nghe câu nói quen thuộc “bà con chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau” sẽ cảm thấy ấm lòng và mát dạ biết bao.

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Số trang
343
Tác giả
  • Trần Minh Thương
Nhà Xuất Bản
  • NXB Tổng Hợp TP. HCM
Find similar

Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!

Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
219,000 đ 197,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
125,000 đ 112,500 đ
Giảm 10%