Người Thái Việt Nam: Truyền Thuyết Và Lễ Hội
Cuốn sách Người Thái Việt Nam: Truyền Thuyết Và Lễ Hội gồm 2 phần:
Phần 1: Người Thái Việt Nam cội nguồn và bản sắc là những tri thức mang tính khái quát về cộng đồng người Thái Việt Nam. Một tộc người mà lịch sử thiên di kéo dài nhiều thế kỷ (có nghiên cứu chỉ ra cách đây từ 4.000 đến 3.500 năm) và diễn ra theo nhiều hướng, hết lớp này đến lớp khác. Quá trình đó được chính người Thái lưu giữ lại trong những pho sử biên niên hay những câu chuyện dân gian ngày nay vẫn được lưu truyền, thể hiện lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa đẹp đẽ.
Phần 2: Truyền thuyết, phong tục và lễ hội: Quá trình thiên di của người Thái đã lưu truyền trong những truyền thuyết đi tìm đất, “ăn mường”, đánh đuổi giặc, giành đất đai, địa vực cư trú Những người con của bản mường có công to lớn, những vị mo mường, mo then trở thành anh hùng/đối tượng được thờ phụng, và hơn hết, họ không chỉ có trong những truyền thuyết mà thực sự sống trong đời sống văn hóa của nhân dân Thái nói riêng, nhiều dân tộc thiểu số nói chung. Điều đó được ghi nhận và thể hiện qua các lễ hội hàng năm, di tích ngày nay vẫn còn, những nghi thức thờ phụng và nhất là tồn tại trong ý thức cộng đồng.
Tập hợp, xâu chuỗi các truyền thuyết cũng như những vấn đề thuộc về bối cảnh văn hóa của các phong tục, các lễ hội dân gian Thái cho phép người đọc hình dung ra diện mạo lịch sử của tộc người không ngừng khẳng định bản lĩnh và nghị lực của mình để tìm được chỗ đứng trên vùng đất mới, rồi lại củng cố và bảo vệ vững chắc chỗ đứng ấy. Nó khẳng định sự tồn tại của cộng đồng dân tộc và chứng tỏ phần nào sự phong phú, đặc sắc của văn hóa tộc người - người Thái Việt Nam.
- Nguyễn Thị Mai Quyên
- NXB Phụ Nữ
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!