Giáo Sư Wilczur
Giáo Sư Wilczur
Văn học Ba Lan được đánh giá là một nền văn học phát triển rực rỡ, đã sản sinh cho nền văn học nhân loại bốn nhà văn, nhà thơ được trao giải Nobel Văn học. Tadeusz Dollega Mostowicz (1898 – 1939) là nhà văn xuất sắc của nền văn học Ba Lan thời cận đại. Ông là tác giả của những tiểu thuyết tâm lý xã hội theo khuynh hướng tình cảm rất được ưa chuộng.
Giáo sư Wilczur và Thầy lang là hai tiểu thuyết tâm lý xã hội đặc sắc và có đặc điểm chung là khắc hoạ thân phận người trí thức Ba Lan sống trong thời đại đầy biến động. Giáo sư tiến sĩ y khoa Raphal Wilczur là một nhà khoa học lớn, một nhà phẫu thuật tài năng của Ba Lan thời ấy. Nếu Thầy lang là hành trình vô thức của vị giáo sư đại học để trở thành một thầy lang quê mùa, song với kết thúc có hậu, thì Giáo sư Wilczur cũng mô tả chính hành trình ấy, nhưng với ý thức tự nguyện và kết cục cay đắng hơn. Từ đỉnh cao của danh vọng, ông rơi vào hoàn cảnh khốn cùng: vợ bỏ đi cùng con gái, ông bị mất trí nhớ trở thành kẻ vô gia cư, không biết mình là ai, sống vì cái gì. Với tài năng, ông vẫn ra sức cứu người, nhưng trong vòng xoáy thiện ác lẫn lộn của nhân gian, ông lại một lần nữa mất hết tài sản và không còn niềm vui sống dù trí nhớ được hồi phục và tìm ra cô con gái thân yêu. Ông chọn cho mình con đường cô đơn mãi mãi để người ông yêu có được hạnh phúc đích thực.
Đường công danh của Nikodema Dyzmy có chút nào đó tương đồng với Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Từ một anh công chức cấp .thấp ở tỉnh lẻ bị mất việc, lang thang với chiếc túi rỗng không và chiếc dạ dày lép kẹp, đã từng bước len lỏi vào xã hội thương lưu, trở thành một triệu phú, chính khách quan trọng của đất nước. Cùng với sự leo thang đến kinh ngạc về danh vọng, Dyzma lại tụt dài về nhân cách, từ cái trọng sạch của người bình thường xuống vũng bùn của những kẻ tội đồ ghê gớm nhất. Thế nhưng thực chất, Dyzma cũng cũng chỉ là nạn nhân của một giai đoạn xã hội lố lăng.
- Tadeusz Dolega Mostowicz
- NXB Hội Nhà Văn
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!