Lốc Xoáy

978604348487
167,400 đ
186,000 đ
Bạn tiết kiệm: 18,600 đ
Còn hàng
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Lốc Xoáy

Bối cảnh của tiểu thuyết là cuộc cải cách ruộng đất ở xóm Lộc Thọ, xã Đức Lộc thuộc vùng quê miền Trung, nhưng hệ lụy của nó thông qua số phận các nhân vật là nạn nhân hoặc thủ phạm đã bén rễ, len lỏi sâu vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị đạo đức, văn hóa, quan hệ xã hội trên bình diện cả nước từ Bắc vào Nam.

Cấu trúc cuốn sách chia ba phần: “Trời long đất lở”, “Ma quỷ cõi người”, “Luật đời nhân quả”. Đó cũng là ba cột mốc lịch sử trong diễn biến thời cuộc nước nhà: cải cách ruộng đất và bài phong, phản đế; hợp tác hóa nông thôn và chiến tranh, đổi mới và hội nhập. Làng quê Lộc Thọ yên bình thơ mộng bỗng dưng ập đến một biến cố long trời lở đất. Ngô Kiểm là cán bộ miền Nam tập kết, gốc gác nông dân tỉnh Khánh Hòa, văn hóa thấp, được bồi dưỡng cấp tốc dăm ngày về lý luận đấu tranh giai cấp, khẩu hiệu bài phong phản đế rồi về Lộc Thọ làm Đội trưởng cải cách, nắm quyền sinh quyền sát. Anh là mẫu người “Thiên Lôi chỉ đâu đánh đấy”, trung thành với tổ chức, tuân lệnh và mù quáng làm theo chỉ bảo của cấp trên là ông Đoàn trưởng máu lạnh, hám thành tích, luôn miệng nhắc nhở anh phải tìm cho ra số địa chủ vượt chỉ tiêu năm phần trăm, sẵn sàng dừng xe đạp giữa đường ký án tử hình trong vài chục giây mà không thèm đọc báo cáo của cấp dưới. Ngô Kiểm thuộc lòng kịch bản được học, về xóm Lộc Thọ “ba cùng” với nông dân, tìm một số người nghèo kiết không tấc đất cắm dùi như Du “him”, Xuân “lắc”, Xoan “trẩu”, mụ Mận... làm nòng cốt phát động phong trào đấu tố địa chủ. Anh đâu biết, họ chỉ là tầng lớp vô sản lưu manh nông thôn theo chính định nghĩa của ông tổ học thuyết đấu tranh giai cấp Các Mác. Và như thế, Ngô Kiểm đã dần tự biến mình thành kẻ bất lương hòa nhập với đám vô sản lưu manh ấy, gieo bao oan ức, tang tóc cho những người dám từ bỏ cuộc sống giàu sang tham gia cách mạng hoặc cưu mang giúp đỡ cán bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ vì một tội duy nhất là giàu hơn người khác. Đỉnh điểm của tấn bi kịch đẫm máu mà cũng rất hài là phiên tòa đấu tố, xét xử, tử hình các địa chủ Toàn, Hàm, Mùi, Năm... diễn ra ở cồn Ma, trước sự chứng kiến của những người nông dân tử tế, thuần phác nhưng khiếp nhược như hoe Quýnh, Tạo, Hoàng, Dung...

Bằng những trải nghiệm tuổi thơ đau đớn ở chính quê hương Lộc Thọ, hơn ai hết nhân vật Minh Quang đã thấm thía tận thẳm sâu trong anh sự thật phũ phàng ấy. Và đó cũng là chủ đích của tác giả tập trung miêu tả trong phần hai - “Ma quỷ cõi người”. Đám vô sản lưu manh Du “him”, Xuân “lắc”, Xoan “trầu”, mụ Mận sau khi phởn chí vì cướp đoạt tài sản của địa chủ, lại được trao quyền lực đã hình thành bộ tứ lãnh đạo ở xóm Lộc Thọ, nhanh chóng biến thành ma quỷ đội lốt người, trổ hết ngón nghề điêu toa đĩ bợm, mưu hèn, kế bẩn để củng cố, mở rộng uy quyền ra toàn xã Đức Lộc. Bắt đầu là chiến dịch bài trừ mê tín dị đoan, văn hóa phản động dẫn đến những vụ đốt sách, điên cuồng đập phá đền, chùa, đình, miếu. Tiếp đến là phong trào hợp tác hóa nông thôn được bọn chúng lợi dụng kẽ hở quản lý của nền kinh tế tập trung để vơ vét tài sản chung làm của riêng, thẳng tay đàn áp những người làm ăn chân chính như hoe Quýnh, hay trù úm, ngăn cản việc học hành của con em những nhà bị quy oan như Tạo, Chí, Hoa... thậm chí hành hạ tàn nhẫn cả những người vợ địa chủ xinh đẹp, phúc hậu như bà Nga. Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngày thêm sâu sắc, nhưng chiến tranh lan ra miền Bắc làm tạm lắng sự căng thẳng nội bộ, dồn hết nhân tài, vật lực cho chiến trường với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Vài người trong đám yêu tinh ma quỷ hồi cải cách ruộng đất, điển hình là Du “him” đã khôn khéo nịnh bợ, dối trên lừa dưới tạo ra những thành tích giả hiệu để leo dần từng nấc thang quyền lực từ xóm lên xã rồi lên huyện, lên tỉnh...

Chiến tranh kết thúc. Cuộc sống hòa bình nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và thử thách mới trong từng cảnh ngộ, trong mỗi phận người. Đi theo đó là nỗi ám ảnh chiến tranh khôn nguôi trong lòng các nhân vật ở miền quê Lộc Thọ, mà thời gian và cuộc tái thiết thời hậu chiến du đẩy họ tỏa đi khắp nơi trong nước, ra tận nước ngoài. Không gian và nội dung phản ánh hiện thực đời sống của phần ba cuốn tiểu thuyết vì thế cũng mở rộng. Ở phần ba này, tác giả dành nhiều tâm huyết, công phu miêu tả số phận của nhiều nhân vật ở cả hai phía nạn nhân và thủ phạm trong cuộc cải cách ruộng đất lần lượt khép lại theo luật nhân quả ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Tác giả mừng cho sự thành đạt và hạnh phúc của Minh Quang con địa chủ Năm, Phúc con nhân vật Tạo... Nhưng với tấm lòng nhân hậu, ông vừa giận lại vừa thương cho bất hạnh cuối đời của Xuân “lắc”, Xoan “trầu” và cả Mưu què, đứa con trai đã một thời là niềm tự hào, hy vọng nhất của bà ta. Cuộc tái ngộ bất ngờ giữa Minh Quang với ông Đội trưởng cải cách năm xưa đã dẫn dắt chúng ta đến với các mối quan hệ phức tạp trong gia đình giữa bố con, vợ chồng, anh em ruột thịt trong tình cảnh éo le của nỗi đau chiến tranh được tác giả mô tả chi tiết trong nhiều trang sách. Qua đó cho ta thấy đầy đủ bi kịch chung của các gia đình bị chia lìa Nam - Bắc, có người thân hay con cái ở hai bờ chiến tuyến, giữa thời tao loạn huynh đệ tương tàn. Những tình tiết éo le nhưng thú vị này gợi cho ta hy vọng về sự hòa giải dân tộc sớm muộn sẽ thành hiện thực.

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
16 x 24 x 2.6 cm
Số trang
495
Tác giả
  • Võ Minh
Nhà Xuất Bản
  • NXB Phụ Nữ
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
PNC
Find similar

Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!

Khách Hàng Thường Mua Kèm
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
219,000 đ 197,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
125,000 đ 112,500 đ
Giảm 10%