Sử Ký - Thư (Tư Mã Thiên)
Thư là phần thứ ba của Sử ký, gồm cả thảy tám thiên, cho nên còn được gọi là Bát thư. Về ý nghĩa của chữ "thư”, Sử ký sách ẩn cho rằng: "Thư, là tên gọi chung của Ngũ kinh Lục tịch vậy. Bát thư ở đây ghi chép về đại thế của quốc gia." Ngũ kinh Lục tịch chỉ chung các loại sách vở kinh điển của Nho gia, theo đó thì "thư" tức là kinh sách. Ngoài ra, chữ "thư" còn có một nghĩa phổ biến khác nữa là ghi chép, như vậy Bát thư tức là sự ghi chép về tám phương diện khác nhau, hiếu theo nghĩa đó cũng phù hợp.
Sau phần thứ nhất là Bản ký ghi lại dòng lịch sử xoay quanh các vị Đế Vương, phần thứ hai là Biểu dùng các bảng biểu để lập nên một bộ khung lịch sử đồ sộ với các sự kiện được ghi lại vắn tắt, tác giả đưa ta đi tiếp tới phần thứ ba mô tả các phương diện chính yếu làm nên nền tảng văn minh Trung Hoa, cả về tinh thần lẫn vật chất, mà phần lớn trong số đó vẫn còn được duy trì cho tới ngày nay.
“Nhìn chung, đây là một cuốn sách khó đọc và phần lớn nội dung không phù hợp lắm với việc đọc để giải trí. Nhưng một khi đã đọc xong rồi, ắt hẳn cái uyên bác của tác giả sẽ làm ta khâm phục, cái cốt cách của tác giả sẽ khiến ta nể trọng, và cái bi phẫn của tác giả sẽ khiến ta thổn thức. Như lời học giả Phan Ngọc từng nói trong Lời giới thiệu của tập Sử ký mà ông trích dịch: “Suốt đời Tư Mã Thiên không muốn gì hơn là có những người hiểu mình”, chúng tôi rất mong qua bản dịch mà ắt hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót này, bạn đọc sẽ có dịp hiểu hơn về con người vĩ đại của hơn hai nghìn năm trước ấy.” (Dịch giả Nguyễn Đức Vịnh)
- Tư Mã Thiên
- NXB Văn Học
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!