Truyền Kỳ Tân Phả

Tiếp nối sự phát triển của thể loại truyện truyền kỳ ở Việt Nam, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm được coi là tác phẩm mở đầu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỷ 18. Ngòi bút sắc sảo mà tế nhị, trìu mến mà cương quyết của nữ sĩ họ Đoàn một mặt chỉ trích trật tự và khuôn khổ lễ giáo phong kiến chật hẹp, mặt khác ngợi ca, ủng hộ lối sống phóng khoảng, hướng đến tự do và tình yêu mãnh liệt của người phụ nữ.
So với nhiều sáng tác truyền kỳ dương thời, yếu tố hoang đường, quái dẫn được tác giả sử dụng khéo léo khi xây dựng các nhân vật lịch sử, từ những chuyện huyền bí về vị thần nữ Liễu Hạnh ở Vân Cát đến chuyện nàng cung phi của vua Trần Duệ Tông được vua Thủy Tề cứu giúp. Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những câu chuyện ly kỳ với lời văn hoa lệ, Truyền kỷ tân phả là một trong những sáng tác nổi bật của văn xuôi hư cấu thời kỳ này.
Thông tin tác giả
Đoàn Thị Điểm (1705-1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, nguyên quán ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Bà là một nữ sĩ nổi tiếng của văn đàn Việt Nam thời Lê trung hưng, được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm "Truyền kỳ tân phả" (viết bằng chữ Hán) và bản dịch "Chinh phụ ngâm" từ nguyên bản "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Đoàn Thị Điểm được đánh giá là một trong những nữ sĩ tài sắc vẹn toàn, sánh cùng Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan.
- Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
- NXB Văn Học
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!