Quảng Trường Và Tòa Tháp - Mạng Lưới Và Quyền Lực Từ Hội Tam Điểm Đến Facebook
“Để hiểu được tại sao cuốn sách này được đặt tên là Quảng trường và tòa tháp, người đọc phải đi đến Siena. Đi bộ qua quảng trường có hình vỏ sò Palazzo del Campo đến tòa thị chính Palazzo Pubblico, bước qua dưới bóng gác chuông tòa tháp Torre del Mangia hùng vĩ, để thấy rằng không nơi nào trên thế giới bạn có thể gặp cảnh tượng hai hình thức của tổ chức loài người mà cuốn sách miêu tả lại được đặt cạnh nhau tao nhã đến vậy: xung quanh bạn là không gian công cộng xây dựng với mục đích phục vụ tất cả những hoạt động có phần không quá trang trọng của người dân [quảng trường]; còn phía trên là tòa tháp hùng vĩ tượng trưng và biểu hiện cho quyền lực lâu đời.” – Tác giả Niall Ferguson
------
Thế kỷ XXI đã được ca ngợi là kỷ nguyên của kết nối mạng lưới, hiểu theo cả nghĩa công nghệ lẫn nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong Quảng trường và tòa tháp, Niall Ferguson lập luận rằng các mạng lưới đã và luôn luôn đồng hành cùng chúng ta từ rất lâu đời cho đến tận thời nay, từ hình thái cấu trúc của bộ não đến chuỗi thức ăn, từ phả hệ gia đình đến khối cộng đồng tự do… Trật tự thứ bậc (mô hình tổ chức theo chiều dọc) và kết nối mạng lưới (mô hình kết nối quan hệ theo chiều ngang, với ví dụ dễ thấy ở thời hiện đại là các mạng xã hội như Facebook, Twitter…) đã luôn tồn tại song song với nhau xuyên suốt sự phát triển của xã hội loài người; chứ hoàn toàn không giống như chúng ta tưởng, rằng mạng xã hội chỉ mới xuất hiện gần đây.
Có thể nói, cuốn sách này ra đời với tư cách một khảo sát về lịch sử tồn tại và hoạt động của các hệ thống mạng lưới trong xã hội con người (từ câu chuyện về các hội kín cho đến các “mạng lưới” được ứng dụng trong chiến tranh du kích ở Borneo và chiến tranh Việt Nam… từ trước thời Facebook; từ việc các mạng lưới giúp tạo ra những phát kiến đổi mới cho đến việc các hệ thống trật tự thứ bậc đã giúp phổ biến các phát minh đổi mới đó…), về căng thẳng giữa các mạng lưới phân tán và các trật tự thứ bậc vốn lâu đời như chính loài người và tồn tại bất chấp tình trạng công nghệ (mặc dù công nghệ có thể ảnh hưởng đến việc bên nào chiếm ưu thế), cũng như sự trở mình để vươn lên nắm lấy quyền lực tối cao trong một xã hội của những mạng lưới này, để từ đó có thể tác động làm biến chuyển và cải tạo các cộng đồng từ phạm vi cục bộ đến toàn cầu.
Nhiều người ngày nay mắc sai lầm khi nghĩ rằng Internet đã thay đổi bản chất thế giới. Tuy nhiên, theo một phán quyết đa số gần đây của Tòa án Tối cao Mỹ đã ghi nhận, Internet chỉ là “quảng trường công cộng hiện đại”. Kỳ thực, công nghệ đến và đi. Thế giới vẫn là một thế giới của quảng trường và tòa tháp.
Thông tin tác giả
Niall Ferguson (sinh năm 1964): Là sử gia người Anh, là một trong các sử gia nổi tiếng nhất ở thời hiện đại. Ông là giáo sư của Đại học Harvard, nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Stanford và Đại học Oxford; chuyên gia trong các lĩnh vực lịch sử quốc tế, lịch sử kinh tế và tài chính cũng như chủ nghĩa đế quốc của Anh và Mỹ.
Năm 2004, Niall Ferguson được Tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
- Niall Ferguson
- NXB Thế Giới