100 Câu Hỏi Về Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ
Bản tóm tắt hành trình thăng trầm của chữ quốc ngữ dưới dạng 100 câu hỏi - đáp
Lịch sử chữ quốc ngữ không chỉ là nan đề nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu, mà còn là lịch sử gắn với tất cả người dân Việt Nam, bởi đó là chữ viết mà người Việt chúng ta dùng hằng ngày, tuy nhiên, lại ít được đề cập đến trong chương trình giáo dục ở bậc phổ thông.
Với mong muốn giới thiệu lịch sử chữ quốc ngữ một cách bình dị, dễ hiểu nhất, cuốn sách “100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ” được trình bày dưới dạng hỏi đáp nhằm kích thích trí tò mò của độc giả. Qua trả lời cho 100 câu hỏi trong sách, tác giả đã giải thích được hoàn cảnh ra đời của chữ quốc ngữ, quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của lối viết này đối với tiếng Việt. Điều đó không chỉ có giá trị đối với người nghiên cứu mà còn rất hữu ích cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.
Nhờ thu lượm tối đa các văn bản viết tay nguyên bản mà tác giả Phạm Thị Kiều Ly đã phục dựng lại được khá chi tiết thời kỳ đầu tạo ra chữ quốc ngữ. Hơn nữa, tác giả cũng cho thấy những mốc thời gian quan trọng như “hội nghị” đầu tiên về chữ quốc ngữ của các thừa sai ở Ma Cao (Trung Hoa) năm 1630, hay vai trò quan trọng của linh mục António de Fontes trong việc làm cầu nối của lối viết La-tinh từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài.
Tác giả cuốn sách bắt đầu công trình của mình với những tò mò và những câu hỏi trong hành trình đi tìm chân lý khoa học và tri thức. Với nỗ lực phổ biến công trình hàn lâm về lịch sử chữ quốc ngữ bằng cách tiếp cận dưới dạng hỏi đáp, Phạm Thị Kiều Ly đặt mình vào vị trí độc giả như cách thức của Galilée trong cuốn Đối thoại về hai hệ thống chính yếu của thế giới (1632): “Để xem nếu tôi ở vị trí của độc giả, tôi sẽ hỏi gì?”
Đó có thể là câu hỏi của một người Việt trước cổng Văn miếu Quốc Tử Giám: “Vì sao trước đây người Việt lại dùng chữ Hán, chữ Nôm, mà giờ đây chúng ta lại dùng chữ viết hệ La-tinh?” Đó có thể là câu hỏi của các nhà nghiên cứu về mối liên hệ giữa chữ viết và văn hiến. Và cũng có thể là câu hỏi của một em học sinh dành cho thầy cô hoặc cha mẹ: Vì sao ta lại viết cái ca, kinh kệ trong khi âm đầu cùng là âm /k/?…
Với “100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ”, độc giả có thể đọc lần lượt từng câu theo thứ tự hoặc đọc bất kỳ nội dung câu hỏi nào vẫn có thể nắm bắt được nội dung một cách ngắn gọn nhưng rõ ràng và đầy đủ.
Các câu trả lời trong cuốn sách cũng đi kèm theo hình ảnh tư liệu về chữ quốc ngữ để minh họa. Ngoài ra, cuối sách có bảng từ vựng, thuật ngữ.
Ý NGHĨA BÌA SÁCH
Bìa sách phác họa hình tượng một số vị thừa sai/linh mục có đóng góp lớn đối với sự hình thành chữ quốc ngữ ở Việt Nam bên cạnh các thế hệ người Việt trong ngữ cảnh đối thoại về 5 câu hỏi lớn liên quan đến lịch sử chữ quốc ngữ.
Với nội dung, cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu, “100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ” không chỉ là nguồn tài liệu hữu ích với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, sinh viên ngành ngôn ngữ học, lịch sử, di sản… mà còn phù hợp với độc giả phổ thông ở mọi lứa tuổi quan tâm đến lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ,,,
MỤC LỤC
Lời tựa
Lời giới thiệu: Cuốn sách dưới dạng hỏi đáp nhằm kích thích trí tò mò của độc giả
Lời giới thiệu: Bản tóm tắt hành trình thăng trầm của chữ quốc ngữ
HOÀN CẢNH RA ÐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
QUÁ TRÌNH GHI CÁC M CỦA TIẾNG VIỆT BẰNG MẪU TỰ LA-TINH
1615-1651: THỜI KỲ SÁNG TẠO
XUNG QUANH CUỐN TỪ ÐIỂN CHỮ QUỐC NGỮ ÐẦU TIÊN:
TỪ ÐIỂN VIỆT-BỒ-LA
CÁC VẤN ÐỀ XUNG QUANH CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
HỘI THỪA SAI PARIS
THỜI KỲ THỰC DÂN
MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC LIÊN QUAN ÐẾN CHỮ QUỐC NGỮ
Từ vựng một số địa danh
Một số thuật ngữ
Thông tin tác giả
Phạm Thị Kiều Ly
TS. Phạm Thị Kiều Ly là Giảng viên Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Chị là thành viên Viện Nghiên cứu lịch sử các lý thuyết ngôn ngữ – Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.
Phạm Thị Kiều Ly bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Sorbonne Nouvelle (Pháp) năm 2018 về lịch sử chữ quốc ngữ, lịch sử ngữ pháp tiếng Việt và ngữ học truyền giáo. Cô cũng quan tâm nghiên cứu lịch sử chữ viết của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam cũng như ngôn ngữ của các dân tộc đang có nguy cơ biến mất.
Ngoài việc chuyên tâm đi sưu tầm tư liệu về Việt Nam tại châu u, cô cũng rất quan tâm tới việc phổ biến kiến thức khoa học tới đại chúng bên cạnh việc xuất bản các công trình nghiên cứu chuyên khảo trên các tạp chí quốc tế và trong nước.
Các tác phẩm chính:
- Histoire de l’écriture romanisée du vietnamien (1615-1919), 2022
- Hành trình sáng tạo chữ quốc ngữ, đồng tác giả, 2023
- Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919), 2024
- Phạm Thị Kiều Ly
- NXB Khoa Học Xã Hội
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!