Cẩm Nang Của Routledge Về Văn Hóa Và Xã Hội Nhật Bản
Cẩm Nang Của Routledge Về Văn Hóa Và Xã Hội Nhật Bản
Cuốn Cẩm Nang Của Routledge Về Văn Hóa Và Xã Hội Nhật Bản là một tài liệu tham khảo liên ngành dành cho nhiều đối tượng, những người quan tâm đến văn hóa và xã hội Nhật Bản đương đại, các chuyên gia bậc đại học muốn tìm kiếm thông tin và quan điểm chính xác. Tác giả tập sách là một nhóm gồm 22 thành viên có đóng góp quốc tế với nền tảng kiến thức phong phú, có chuyên ngành nghiên cứu và giảng dạy trải rộng nhiều khía cạnh về Nhật Bản đương đại. Những tác giả đóng góp cho bộ sách này là các học giả người Úc, châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Họ đều đã tham gia nhiều công việc nghiên cứu ở Nhật Bản trong sự nghiệp của mình.
Mục tiêu của cuốn cẩm nang này là giới thiệu rộng rãi các hiện tượng, thể chế và định hướng quan trọng trong văn hóa và xã hội Nhật Bản ngày nay, hướng người đọc đến những lĩnh vực mà họ có thể khám phá. Mỗi chương tổng quan về một chủ đề cụ thể, phác thảo các xu hướng chính, các vấn đề và các cuộc tranh luận liên quan đến chủ đề đó. Một chiến lược có ý thức trong cuốn cẩm nang là đặt các hiện tượng văn hóa xã hội đương đại Nhật Bản vào tầm ngắm và lưu giữ các quan điểm lý thuyết nền tảng. Trong mỗi chương và toàn bộ cuốn sách có nêu rõ các vấn đề và câu hỏi liên quan đến nghiên cứu hiện tại ở Nhật Bản, theo hình thức mà những độc giả có chút ít kiến thức nền về Nhật Bản, hoặc có mối quan tâm lý luận hiện đang thống trị diễn đàn học thuật trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có thể truy cập được.
Trọng tâm của các chương là Nhật Bản đương đại. Nhìn chung, các bài viết đều lấy bối cảnh kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II (năm 1945) làm điểm khởi đầu. Nhưng, những người đóng góp cho các cuộc thảo luận, nhất thiết phải quay trở lại các sự kiện lịch sử và có sự chuyển tiếp lớn trước năm 1945. Sự tiếp nối của các thể chế, giá trị và thực tiễn qua một loạt các thế hệ từ giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những năm trước và trong thời chiến, là những điểm quan trọng để hiểu về Nhật Bản đương đại. Nhiều chương đề cập lại các thời đại như thời Mạc Phủ Tokugawa (1603 - 1868), thời Minh Trị (Meiji) (1868 -1912), thời Đại Chính (Taisho) (1912 - 1926), và đầu thời đại Chiêu Hòa (Showa) (1926 - 1945)…
- Nhiều Tác Giả
- NXB Thế Giới