Người Tị Nạn (Giải Pulitzer) (Bìa mềm)
Người Tị Nạn
- Xuất bản Tiếng Việt lần đầu tiên tại Việt Nam
- Từ tác giả gốc Việt đầu tiên đạt giải Pulitzer
Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học cho sự nghiệp sáng tác của mình.
Ông sinh năm 1971 ở Việt Nam, cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa hè năm 1975. Năm 2016, ông gây tiếng vang đặc biệt trên văn đàn Mỹ đương đại sau khi thắng giải Pulitzer cho hạng mục Fiction. Ông có những tác phẩm đáng chú ý như Nothing ever die, The Sympathyzer, Vietnam and the Memory of war, The refugees…
Tác phẩm Người Tị Nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times Book: “Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phongcách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”.
Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh
“Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp)
“Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn
Không phải những điều bạn đã viết ra
Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên
Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình” (James Fenton, A German Requiem)
...Như tựa đề tập truyện cho thấy, các truyện trong tập đều xoay quanh những người tị nạn, trong đó có ông và gia đình.
Tị nạn, nếu hiểu theo một nghĩa rộng rãi, là việc rời nơi mình đang sống để tránh một tai họa nào đó. Nó có thể là thiên tai (bão lụt, hạn hán, nạn đói do mất mùa...) mà cũng có thể là nhân tai, do con người gây ra cho nhau (chiến tranh, thảm họa môi trường, áp bức tôn giáo hay chính trị...) rồi bây giờ còn có khái niệm tị nạn giáo dục nữa. Dù vì lý do gì, ngưòi tị nạn cũng phải sống và tập hòa nhập vào môi trường mới trong khi mang nặng mặc cảm của kẻ sống bám cho tới ngày họ có thể đứng trên đôi chân của mình. Nguyễn Thanh Việt kể rằng ông và người tị nạn nói chung có một “cảm giác xa lạ, luôn sống hai đòi sống, một trong nền văn hóa lớn hơn mà bạn đang cố hòa nhập, và một gần với bản chất hơn khi ở trong cộng đồng của mình và nói thứ tiếng của mình.” Tựa như hai chị em cùng cha khác mẹ trong truyện Tổ quốc nhưng được ông bố đặt tên giống nhau. Cô chị là ngưòi tị nạn ở Mỹ còn cô em lớn lên ở Việt Nam sau chiến tranh. Hai chị em gặp nhau khi cô chị về thăm tổ quốc. Họ là hai mà tưởng như cùng thân phận: một người là của quá khứ sống ở xứ người và một là hiện tại sống ở xứ mình.
...Tuy vậy, tác phẩm của nhà văn, xét cho cùng, cũng chỉ là sản phẩm hư cấu. Nhà văn không có trách nhiệm phải khẳng định sự việc hay con người nào đó là đúng hay sai, tốt hay xấu. Họ chỉ kể những câu chuyện nhưng có thể từ nhiều góc nhìn, cho ta nhiều cách hiểu cuộc đời hơn. Họ có thể mượn chất liệu trong đời của họ hoặc đời của người khác, hoặc hoàn toàn tưởng tượng, nên việc đánh giá họ về các phương diện khác ngoài tài năng văn chương, như quan điểm sống, nhân sinh quan hay thế giói quan,... đều không có cơ sở. Nguyễn Thanh Việt kể những chuyện về cuộc sông và tâm tình của người tị nạn. Qua truyện của ông, ta có thể biết được một cách nhìn mới, và có cơ hội suy nghĩ về những chuyện mà trước đây ta chưa từng nghĩ. Ông không phải là sử gia, nên tác phẩm của ông không nhất thiết phải phản ảnh thực trạng của người tị nạn hay trở thành tiếng nói đại diện cho họ.
Đặc biệt, quyển sách "Người tị nạn" với lần xuất bản Tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam :
- Bìa sách: chất liệu nhung mịn, màu sắc chân thật và rất gần với bản Tiếng Anh gốc
- Chất liệu giấy: in trên giấy ford kem sang trọng và mực in cực tốt
- Viet Thanh Nguyen
- NXB Hội Nhà Văn