Lá Thư
Lá Thư
"Truyện ngắn của Chekhov là những “mảnh sống”, những “mẩu đời” nhiều đến hàng nghìn, hàng vạn của đủ mọi hạng người trong xã hội, đặc biệt là giai cấp bình dân và trung lưu . Nếu được vẽ, chụp hình hoặc quay phim thì những mẩu đời, những mảnh sống ấy sẽ tạo thành một xã hội phức tạp, một nhân loại nho nhỏ hiện ra trước mắt ta thật sinh động, thật bi thương, lại nữa, đa số truyện ngắn và kịch phẩm của ông phơi bày cho người đọc thấy nét rạn nứt, sự suy tàn của giai cấp tư sản." (Đỗ Khánh Hoan)
Tốt nghiệp ngành Y tại Đại học Quốc Gia Moskva nhưng Anton Pavlovich Chekhov lại được biết đến như một nhà văn kịch tác gia Nga nổi tiếng thế giới. Nghệ thuật truyện ngắn của ông có chiều sâu tâm lý, lột tả xác thực đặc trưng nội tâm của tầng lớp người Nga thế kỷ 19.
Con người ấy đã lựa chọn một thái độ cũng như một nếp sống trong khi sáng tác là làm nhòe mình đi. Con người ấy tuyệt nhiên không viết gì về mình để tâm tình mà chỉ lặng lẽ phác thảo những mảnh ghép cuộc sống. Và người ấy cũng từ chức Hội viên Hàn lâm viện khi Maxim Gorky bị khai trừ. Đó là cuộc đời của một người thầm lặng, một người cô đơn: Chekhov - cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Nga.
Lá thư tập hợp 12 truyện ngắn của nhà văn Chekhov, mỗi truyện như một thước phim sinh động ghi lại cuộc sống của những người xung quanh ông.
"Tất cả những gì tôi viết sẽ bị quên đi vài năm sau khi tôi qua đời nhưng những con đường tôi vạch ra thì còn nguyên vẹn và chắc chắn."
(Chekhov)
- Anton Chekhov
- NXB Văn Học