Nơi Chốn Đi Và Về
Nơi Chốn Đi Và Về
Trong thơ ca và trong hội họa, cả hai người - nhà thơ Trần Tiến Dũng và họa sĩ Lê Thiết Cương - là những người không lúc nào ngưng nghỉ kiếm tìm những cái mới trên con đường sáng tạo của họ. Nhưng trong thể loại tản văn này, họ lại không làm thế. Họ thực sự không chọn lựa bất cứ một hình thức nào để bày tỏ. Vì sao thế? Vì đó là NƠI CHỐN ĐI VÀ VỀ của họ. Họ chỉ đơn giản ngồi xuống ở một nơi nào đó và kể với một ai đó hoặc kể cho chính họ về những NƠI CHỐN ĐI VÀ VỀ trong cuộc đời họ. Họ kể một cách chân thực giống như giơ hai bàn tay của mình ra trước chúng ta và nói: “Trên mỗi bàn tay tôi có năm ngón tay”.
Cả hai đều kể về những NƠI CHỐN ĐI VÀ VỀ của họ, nhưng mỗi người lại mang đến cho chúng ta một cách kể riêng biệt của mình. Với nhà thơ Trần Tiến Dũng, cách kể chuyện của ông tựa như sự nở của một bông hoa. Cách nở của bông hoa là mở ra từng cánh, từng cánh để cuối cùng những cánh hoa làm đầy bông hoa. Nhà thơ Trần Tiến Dũng thường bắt đầu từ một hình ảnh, một chi tiết độc lập rồi cứ thế hình ảnh này sinh ra hình ảnh khác, chi tiết này sinh ra chi tiết khác. Cuối cùng tất cả các hình ảnh và chi tiết độc lập ấy lại gắn kết vào nhau trong một tổng thể hài hòa khó tách rời ra được. Và nếu bạn thử tách rời chúng ra thì tất cả lại cùng biến mất.
Còn cách kể của họa sĩ Lê Thiết Cương chính là chặng đường của một bông hoa đi đến cái hạt. Họa sĩ Lê Thiết Cương thường đi từ một khái quát, một đại cảnh để từ đó kết dần, kết dần thành điểm cuối cùng giống như nghệ thuật tối giản của ông trong hội họa. Khởi đầu là một bông hoa sum suê với những cánh hoa và ông lược đi từng cánh, từng cánh theo “đời sống” tự nhiên của một bông hoa để cuối cùng sự hiện hữu của bông hoa đó chính là một cái hạt. Nếu chúng ta đặt một bông hoa bên cạnh một cái hạt, chúng ta sẽ nhìn thấy hai vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt nhưng lại đồng nhất.
- Trần Tiến Dũng
- Lê Thiết Cương
- NXB Hội Nhà Văn
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!