Con Đường Đói Khổ (Sách đoạt giải Man Booker 1991)

893200011757
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Dựa trên huyền thoại dân gian yoruba về ABIKU ("con ranh, con lộn" chết đi rồi cứ lại tái sinh vô số kiếp), cuốn tiểu thuyết được kể qua cái nhìn của Azaro, một "con ranh" đã quyết định ở lại trần gian. Suốt cuốn sách là sự tương tác không ngừng giữa "thực tại" và thế giới siêu linh gợi nhớ tới một trong những truyện cổ tích Châu Phi cũng như những truyện kể trong thế kỷ 20 được khởi hứng từ văn học truyền khẩu, chẳng hạn như của nhà văn Amos Tutuola. Rốt cục, huyền thoại về ABIKU hay "con ranh" chết đi và tái sinh vô hạn mang ý hướng như một biểu tượng cho dân tộc Nigeria.

-------

“Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng gây cảm động lạ thường! Qua thị kiến của một đứa trẻ, Ben Okri đã dùng sự siêu nhiên và cái hiện thời để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được thực hiện trọn vẹn nhất trong năm nay, nó mang cách viết đặc sắc và cách nhìn sự vật của châu Phi da đen thuộc dòng chủ lưu của tiểu thuyết châu Âu.” - Jeremy Treglowan, Chủ tịch ban thẩm định giải Booker

“Nigeria của Okri hôm trước ngày độc lập là một đất nước nơi ngưòi ta thường hay mộng mơ kỳ lạ và đôi khi có những giấc mơ trọng đại. Azaro, người kể chuyện, là đứa con lộn (spirit child) miễn cưỡng sinh ra và không bao giờ cắt đứt hoàn toàn ràng buộc của cậu với thế giới linh hồn. Các đứa con lộn không ưa “tính khắc nghiệt của sinh tồn, những khao khát không thỏa, những bất công bị che giấu của thế gian, những mê cung của tình yêu”, nhưng Azaro quyết định, lần này phó thác chính mình cho người mẹ buồn phiền và một ông bố công nhân, người luôn ước mơ rằng bằng nghề đấm bốc ông sẽ có đủ tiền để thoát khỏi thế giới của bất công... Theo đó, chúng ta có thể thấy rõ quan điểm của Okri: Cả con đường thậm chí cũng không theo tuyến tính; Mỗi thế hệ khát khao sự hoàn hảo thì bị hủy diệt và công trình của nó cũng bị hủy diệt: thế hệ tiếp theo cần phải khởi đầu từ vết xước đó.

Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt, Con Đường Đói Khổ được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi, trong khi đa số tiểu thuyết Anh quốc hiện đại dường như bị mất gốc và bị lên án là tệ hại nhất theo nghĩa đen. Okri nhắc nhở chúng ta rằng những vấn đề chính trị không phải lúc nào cũng nhỏ nhen và thủ đoạn... Khi tôi đọc xong cuốn sách và đi ra ngoài, y như thể trên mọi cây cối của Nam London đều có những thiên thần đang ngồi trên đó vậy.” - Linda Gran, tờ Independent on Sunday.

“Thủ pháp nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết, một thủ pháp chưa từng có trong văn chương châu Phi trước đó, là thể hiện tính linh hoạt (brio) của sự chuyển động, thông qua chu kỳ của những sự cố thấy trước, tuy vậy, sự biến đổi và hóa thân này vẫn gây kinh ngạc không ngừng. Văn của Okri trong cuốn tiểu thuyết này không hoàn toàn giống bất cứ cuốn sách nào khác của ông, nó được kiểm soát hoặc đúng hơn là được trắc nghiệm với sự cách tân. Đó là một loạt các chuyển động ngắt âm (staccato) sinh động giữa những gì nằm yên lặng và những nhịp hít thở. Đọc nó, khá giống lắng nghe giọng nữ cao với cách tiết chế thanh giọng hoàn hảo, tiếng rung trong trẻo như tiếng đàn violin trầm xuống, tạo hình những đoạn lên cao và giữ nhịp. Bút pháp của Okri có những mảng tối và sáng, nhưng tính phong phú và biên độ của nó xuyên suốt không thể lầm lẫn. Ở đây, đôi khi là tính phong phú của bi kịch, nhưng bi kịch theo nghĩa cổ điển, bi kịch như niềm hoan hỉ.” - Robert Fraser, tờ Independent

"Đây là câu chuyện của đứa con lộn (spirit child), một đứa trẻ luôn xoay xở để giữ một chân trong cõi giới những bóng ma, mặc dù đến cuối truyện, người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường... Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Cha mẹ đặt cho cậu tên Lazaro để vang vọng lại tên Lazarus trong Kinh Thánh, kẻ trỗi dậy từ cõi chết và luôn làm cha mẹ bất an. Để may mắn, cái tên được làm dịu lại thành Azaro... Cuối cùng Azaro nói rằng, ‘dân tộc của cậu là đứa con lộn, kẻ cứ tiếp tục tái sinh và sau mỗi lần sinh hình thành máu và sự bội tín’. Trong đó có hào quang, nỗi sợ hãi, và sự kinh hoàng của Azaro. Tuổi thơ đầy ảo giác là một phần của sự phát minh khả năng chịu đựng, biến chuyển thành hào quang, trong nỗ lực của nó”. - Angela Carter, tờ Sunday Times

Về tác giả

Ben Okri, sinh năm 1959 Ở Minna (phía Bắc Nigeria), mẹ thuộc sắc tộc Igbo, cha thuộc sắc tộc Urhobo. Mặc dù trải qua những năm đầu đời ở Anh, nơi cha đang học luật, nhưng ở tuổi lên bảy, Okri đã theo cha mẹ trở về Nigeria. Sau khi học trường Cao đẳng Urhobo (Nigeria), Okri trở lại Anh để lấy bằng Cử nhân về môn văn học so sánh ở Đại học Essex. Làm việc với tư cách là một ký giả, Okri bắt đầu viết tiểu luận và truyện ngắn, xuất bản tiểu thuyết đầu tay Hoa và bóng (Flowers and Shadows, 1980) ở tuổi 21. Ông từng làm phát thanh viên cho Thế giới Vụ của BBC và biên tập viên về thơ cho tạp chí West Africa. Ngoài giải văn học Booker (1991) được trao cho một nhà văn trẻ tuổi nhất trên thế giới, Okri còn được giải văn học khối Thịnh vượng chung cho châu Phi với tập truyện Những sự cố ở đền thờ (Incidents at the Shrine, 1986) và giải Aga Khan của Paris Review về tiểu thuyết.

Okri được coi là một trong những tác giả châu Phi lỗi lạc nhất trong nền văn chương hậu hiện đại và hậu thuộc địa, được sánh với những nhà văn như Salman Rushdie và Gabriel García Márquez. Okri tiêu biểu cho dòng văn chương đặc sắc của Nigeria trong bối cảnh vùng lên của nền văn chương hậu thuộc địa với rất nhiều nhà văn được thế giới ngưõng mộ như D. O. Fagunwa, Wole Soyinka (giải Nobel 1986), Alechi Amadi, Femi Osofisan, Ken Saro-Wiwa,... cùng sự trỗi dậy gần đây của một thế hệ đông đảo những nhà văn trẻ Nigeria tỏa sáng trên văn đàn thế giới nhưAbani, Adiechi, Oyeyemi, Habila,...

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
14.5 x 20.5 cm
Số trang
637
Tác giả
  • Ben Okri
Dịch giả
Linh Bacardi
Nhà Xuất Bản
  • NXB Văn Học
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
Phương Nam Book
Find similar
4.64
Average star rating
14 đánh giá
5 Star
12
4 Star
1
3 Star
0
2 Star
0
1 Star
1

Từ tựa đề đến gương mặt của cậu bé trên bìa sách đã nói lên phần nào nội dung của "Con đường đói khổ". Hiện thực đói khát nghèo khổ được khắc họa chân thực nhất có thể qua lời của cậu bé tinh linh Azaro đầu thai vào một gia đình nghèo ở Nigeria. Dưới những góc nhìn tâm linh qua lời kể của Azaro, một mặt tạo ra những yếu tố hư thực xen lẫn, mặc khác phơi bày rõ ràng những điều tồi tệ đang diễn ra với những con người hằng ngày phải đối mặt với những nguy cơ của đói nghèo, bệnh tật và cả cái chết. Liệu Azaro sẽ chọn bên nào, thế giới của chính cậu hay thế giới con người nhiều thiếu thốn, đe dọa đến tính mạng của cậu nhưng ấm áp tình người? Hãy thử đọc và cảm nhận!

MoreLess

"Tác phẩm Con Đường Đói Khổ dựa trên huyền thoại dân gian Yoruba về Abiku (hay Spirit child), người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường…Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi. Người đọc được dẫn dắt liên tục giữa cái hư và cái thực. Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Theo đó, chúng ta có thể thấy rõ quan điểm con đường thậm chí cũng không theo tuyến tính; Mỗi thế hệ khát khao sự hoàn hảo thì bị hủy diệt và công trình của nó cũng bị hủy diệt: thế hệ tiếp theo cần phải khởi đầu từ vết xước đó.

MoreLess

Sức mạnh của người nghèo hình thành từ cái đói của họ.
Đi dọc tác phẩm là sự nghèo đói,bệnh tật, một sự ám ảnh, ám ảnh đối với những ai đi qua những ngày đói, đói đến mức không còn có thể khóc, ước mơ lớn nhất chỉ là một bữa cơm….
Yếu tố tâm linh trong truyện làm cho không gian của tiểu thuyết thêm huyễn hoặc, đan xen giữa hư và thực, làm cho sức cuốn hút của tác phẩm.
Và, vượt lên trên tất cả là tình yêu thương của Mẹ.

Thủ pháp nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết, một thủ pháp chưa từng có trong văn chương châu Phi trước đó, là thể hiện tính linh hoạt (brio) của sự chuyển động, thông qua chu kỳ của những sự cố thấy trước, tuy vậy, sự biến đổi và hóa thân này vẫn gây kinh ngạc không ngừng. Văn của Okri trong cuốn tiểu thuyết này không hoàn toàn giống bất cứ cuốn sách nào khác của ông, nó được kiểm soát hoặc đúng hơn là được trắc nghiệm với sự cách tân. Đó là một loạt các chuyển động ngắt âm (staccato) sinh động giữa những gì nằm yên lặng và những nhịp hít thở. Đọc nó, khá giống lắng nghe giọng nữ cao với cách tiết chế thanh giọng hoàn hảo, tiếng rung trong trẻo như tiếng đàn violin trầm xuống, tạo hình những đoạn lên cao và giữ nhịp. Bút pháp của Okri có những mảng tối và sáng, nhưng tính phong phú và biên độ của nó xuyên suốt không thể lầm lẫn. Ở đây, đôi khi là tính phong phú của bi kịch, nhưng bi kịch theo nghĩa cổ điển, bi kịch như niềm hoan hỉ.”

MoreLess

Sức mạnh của người nghèo hình thành từ cái đói của họ.
Bối cảnh của tiểu thuyết “Con đường đói khổ” là đất nước Nigeria, bản thân quê hương của tác phẩm cũng đã gợi sự tò mò cho người đọc. Đi dọc tác phẩm là sự nghèo đói,bệnh tật, một sự ám ảnh, ám ảnh đối với những ai đi qua những ngày đói, đói đến mức không còn có thể khóc, ước mơ lớn nhất chỉ là một bữa cơm….
Yếu tố tâm linh trong truyện làm cho không gian của tiểu thuyết thêm huyễn hoặc, đan xen giữa hư và thực, làm cho sức cuốn hút của tác phẩm. “Con đường đói khổ” còn là lời đồng cảm với những người mẹ đã từng tuyệt vọng dỗ dành đứa con trong cơn đói….
Và, vượt lên trên tất cả là tình yêu thương của Mẹ.

MoreLess

Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng gây cảm động lạ thường! Qua thị kiến của một đứa trẻ, Ben Okri đã dùng sự diệu nhiên và cái hiện thời để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Cuốn tiểu thuyết được kể qua cái nhìn của Azaro, một đứa trẻ con lộn luôn xoay xở để giữ một chân trong cõi giới những bóng ma, mặc dù đến cuối truyện, người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường… Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt, Con Đường Đói Khổ được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi. Người đọc được dẫn dắt liên tục giữa cái hư và cái thực, giữa cõi tâm linh và cuộc sống đói khổ của những người nghèo trên một vùng thuộc đất nước Nigeria.

MoreLess

Chuyện có nhiều tình tiết huyền bí tâm linh nhưng lại nêu bật được đời sống “đói khổ” của con người.Cậu bé Azaro dù biết thế giới con người đầy bạo lực, nghèo đói, bệnh tật nhưng cậu vẫn luôn đấu tranh để được sống, ở thế giới đó cậu cảm nhận được “hạnh phúc vì cảm được sự hiện diện ấm áp và nơi nào cũng có sinh khí dịu dàng của ba mẹ”.
Tuy vậy trong từng suy nghĩ của mỗi nhân vật vẫn luôn hy vọng cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Như bố của Azaro vẫn luôn khẳng định: “Chúng ta chỉ nghèo, chứ không là nô lệ” và trong tiếng thở dài của mẹ đầy niềm tuyệt vọng, nhưng trong sâu thẳm của tiếng thở ấy vẫn là hy vọng, “niềm hy vọng như giấc ngủ ngay cả vào cuối ngày nắng bỏng rát nhất”.

MoreLess

Đây là câu chuyện của đứa con lộn (spirit child), một đứa trẻ luôn xoay xở để giữ một chân trong cõi giới những bóng ma, mặc dù đến cuối truyện, người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường... Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Cha mẹ đặt cho cậu tên Lazaro để vang vọng lại tên Lazarus trong Kinh Thánh, kẻ trỗi dậy từ cõi chết và luôn làm cha mẹ bất an. Để may mắn, cái tên được làm dịu lại thành Azaro... Cuối cùng Azaro nói rằng, ‘dân tộc của cậu là đứa con lộn, kẻ cứ tiếp tục tái sinh và sau mỗi lần sinh hình thành máu và sự bội tín’. Trong đó có hào quang, nỗi sợ hãi, và sự kinh hoàng của Azaro. Tuổi thơ đầy ảo giác là một phần của sự phát minh khả năng chịu đựng, biến chuyển thành hào quang, trong nỗ lực của nó”.Dù nghèo khổ tới mức khốn cùng, bố của Azaro vẫn luôn khẳng định với đứa con mình: “Chúng ta chỉ nghèo, chứ không là nô lệ”. Và dẫu trong tiếng thở dài của mẹ đầy niềm tuyệt vọng, nhưng trong tận đáy buồng phổi, nơi sâu thẳm của tiếng thở ra vẫn là hy vọng, “niềm hy vọng như giấc ngủ ngay cả vào cuối ngày nắng bỏng rát nhất”.

MoreLess

Cái nghèo và nỗi tủi nhục vẫn không ngăn những con người nghèo khổ tìm ra chân lý sống của đời mìnhTrong cái đói khổ đến tận cùng của người dân, những đảng phái chính trị bắt tay với bọn côn đồ dụ dỗ, lừa phỉnh, đánh đập người dân cùng những lời hứa hẹn đầy giả dối: “bạn” của người nghèo. Chúng phát sữa miễn phí cho người nghèo nhưng tất cả đều là sữa hư khiến cả làng bị ngộ độc. Trở lại làng lần thứ hai, “chúng đi cùng mấy bao garri, bọn côn đồ đông gấp 2 lần hôm trước. Chúng có gậy và dùi cui giữa mấy cái bao, dường như chúng chuẩn bị việc từ thiện và chiến tranh cùng lúc”. Bạo lực xảy ra giữa những người nghèo tay không và những kẻ có vũ khí trang bị đến tận răng, mới phút trước còn khoác lác, huênh hoang, phút sau đã hóa thành những con sói độc địa và tàn ác.

MoreLess

Ben Okri (sinh năm 1959) là nhà văn, nhà thơ người Nigeria, sống tại London, Anh. Ông được coi là một trong những tác giả châu Phi lỗi lạc nhất trong nền văn chương hậu hiện đại và hậu thuộc địa. Ông tiêu biểu cho dòng văn chương đặc sắc của Nigeria.Cuốn sách con đường đói khổBen Okri (sinh năm 1959) là nhà văn, nhà thơ người Nigeria, sống tại London, Anh. Ông được coi là một trong những tác giả châu Phi lỗi lạc nhất trong nền văn chương hậu hiện đại và hậu thuộc địa. Ông tiêu biểu cho dòng văn chương đặc sắc của Nigeria.được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt,Con Đường Đói Khổđược đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi. Người đọc được dẫn dắt liên tục giữa cái hư và cái thực, giữa cõi tâm linh và cuộc sống đói khổ của những người nghèo trên một vùng thuộc đất nước Nigeria.

Cuốn sách đạt giải Booker năm 1991, được Jeremy Treglowan – Chủ tịch ban thẩm định giải nhận định như sau: Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng gây cảm động lạ thường! Qua thị kiến của một đứa trẻ, Ben Okri đã dung sự diêu nhiên và cái hiện thời để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được thực hiện trọn vẹn nhất trong năm nay, nó mang cách viết đặc sắc và cách nhìn sự vật của châu Phi da đen thuộc dòng chủ lưu của tiểu thuyết châu Âu.Đây là một cuôn sách rất ý nghĩa đáng để cho chúng ta đọc và suy gẫm.

MoreLess
Khách Hàng Thường Mua Kèm
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
219,000 đ 197,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
125,000 đ 112,500 đ
Giảm 10%