Góc Nhìn Sử Việt - Bánh Xe Khứ Quốc
Sau khi Đức ông Hoàng Trừ - Thái tử Lê Duy Vỹ bị chúa Trịnh bức hại, Lê Hoàng phi cùng ba con trai cũng bị cầm tù. Mười năm sau, một sự kiện nhỏ bao hàm trong một cuộc tình cờ lớn đẩy nước Việt Nam vào một cuộc loạn ly ròng rã tới một phần tư thế kỷ, đó là một cuộc đảo chính mà người đương thời gọi là "Kiêu binh nổi loạn" đã giải thoát Lê Hoàng phi cùng ba con một bước từ nhà ngục đến lầu vàng. Một trong ba vị hoàng tôn này là Lê Duy Khiêm - người sau này kế vị vua lấy niên hiệu Lê Chiêu Thống, từ đó cái vinh và cái lụy của chiếc ngai vàng hoàng đế bám riết lấy cuộc đời ông cho đến tận cuối đời.
CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Gánh trên vai cái tội cõng rắn cắn gà nhà, giờ thì bị người đời sau xem như kẻ bán nước mà lên án, vua Lê Chiêu Thống sống không yên mà thác cũng chẳng yên. Cha bị hại chết; chưa được hưởng trọn vẹn tuổi thơ êm ấm thì đã bị đẩy vào ngục, tròn mười năm, từ lúc còn là một đứa trẻ bảy tuổi đến khi trở thành thiếu niên mười bảy; rồi lại đột ngột được đưa lên ngai vàng. Nhưng vua dù ngồi trên đế vị thì cái ngai vàng ấy cũng chẳng khi nào là thực, quyền bính lúc thì trong tay kiêu binh, lúc thì dưới tên Yến Đô vương, khi lại rơi vào tay tướng Nguyễn Hữu Chỉnh. Nhà vua hết sức xoay sở, nhưng dù có tâm mà không có lực nên đành giương mắt nhìn cơ đồ triều đại dựng xây hàng trăm năm lọt vào tay kẻ khác.
AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.
Thông tin tác giả
Phan Trần Chúc (1907-1946) là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo các sách nghiên cứu ghi lại, chỉ biết ông được sinh ra ở tỉnh Thái Bình, nhưng sống ở Hà Nội.
Ông là chủ bút của tờ Việt cường, Tân Việt Nam... là một cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại ký sự lịch sử, tiểu thuyết lịch sử.
Ông để lại một gia tài trước tác khá đồ sộ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nghiên cứu:
- Triều Tây Sơn (1942)
- Việt Nam sử học (thế kỉ 18 - 1942)
- Một kiếp trước của Phật Thích Ca (1942)
- Tĩnh Đô vương (1943),…
Lịch sử ký sự:
- Vua Hàm Nghi (Nam ký - Hà Nội, 1935)
- Vua Quang Trung (Lê Cường - Hà Nội, 1940)
- Nguyễn Tri Phương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001,…
Tiểu thuyết lịch sử:
- Hồi chuông Thiên Mụ (1940)
- Cần vương (1941)
- Dưới lũy Trường Dục (Phổ thông bán nguyệt san, số 104, ngày 1 tháng 4 năm 1942),…
- Phan Trần Chúc
- NXB Hồng Đức
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!