Kiến Tạo Harvard Hiện Đại

893525141644
399,000 đ
Còn hàng
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Cuốn sách là bức tranh trung thực và giàu thông tin về trường đại học nổi bật nhất của Hoa Kỳ từ năm 1933 đến nay: bảy thập kỷ thay đổi kỳ diệu. Harvard của những năm đầu thế kỷ 20 là ngôi trường cổ kính và giàu có nhất đất nước, nhưng không có nghĩa là xuất sắc nhất. Đến cuối thế kỷ, trường đã được công nhận rộng rãi là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của quốc gia và quốc tế. Với sự nhiệt tình, hài hước và thấu hiểu, Morton và Phyllis Keller đã kể lại câu chuyện về sự chuyển mình vươn lên đó: một truyền thuyết về những con người hấp dẫn, những thành tựu đáng chú ý và cả những sai lầm về học thuật cũng đáng chú ý không kém. Với lần xuất bản này, các tác giả đã bổ sung thêm một chương về những bất đồng ý kiến xung quanh nhiệm kỳ viện trưởng và sự ra đi của Lawrence Summers. Họ cũng nêu lên khía cạnh lịch sử của những mối quan tâm lớn hiện nay ở Harvard: tác động của cuộc cách mạng khoa học đời sống, những thay đổi về chương trình giảng dạy ở trường Đại học và các truòng chuyên ngành, và việc xây dựng một cơ sở mới ở Allston.

------

Trích đoạn:

Nói về Conant và ngôi trường coi trọng tài năng:

“Đóng góp lớn nhất của Conant vào lịch sử của Harvard là tầm nhìn của ông – đúng với nghĩa của từ này – về tương lai của trường đại học. Mặc dù đã cố gắng không để lộ suy nghĩ, nhưng ông có cảm nhận mạnh mẽ về sự thiếu hụt học vấn và trí tuệ ở Harvard. Ngay khi tiếp nhận vị trí viện trưởng, ông đã bắt đầu xây dựng chương trình của riêng mình. Mục tiêu của ông không phải là duy trì và tồn tại như các hiệu trưởng nhiều trường đại học khác ở Mỹ vào những năm 1930. Hơn thế, ông theo đuổi việc xây dựng một ngôi trường chưa từng có, trọng dụng nhân tài, nơi thu hút những sinh viên cùng giảng viên nổi bật về trí tuệ và nhân cách chứ không phải xuất thân.”

Nói về cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1969:

“Tất cả những điều trên trở thành tiền đề cho sự kiện tháng 4 năm 1969, khi tinh thần tự tôn cao vời vợi của Harvard phải chịu một gáo nước lạnh phũ phàng nhất. Vào tháng 1, Hội đồng phê chuẩn cho Pusey thực hiện tất cả những bước cần thiết để bảo vệ các tòa nhà, hoạt động và đội ngũ nhân sự của Harvard. Đầu tháng 4, có tin đồn phong thanh rằng SDS sẽ chiếm đóng University Hall của FAS. Cái “cớ bề ngoài” của việc này là để phản đối quyết định của khoa về việc không chấm dứt ngay ROTC, đồng thời ngăn chặn việc xây dựng mở rộng quy mô của Harvard. Ngày 9 tháng 4, các thành viên cực đoan hơn nữa của tổ chức đã hành động, sử dụng cả vũ lực để buộc các thành viên ban giám hiệu ra khỏi tòa nhà.

Những người đồng tình và tò mò túm tụm quanh hiện trường. Sinh viên chỉ trích nhiều hơn ủng hộ: 613 sinh viên đồng ý ký một kiến nghị chung đòi hỏi phải dẹp ngay vụ chiếm đóng. Lãnh đạo SDS Michael Ansara tuyên bố với phóng viên đài truyền thanh rằng vụ chống đối ROTC chỉ là cái cớ: “Chúng tôi là những người cấp tiến và những nhà cách mạng.” Dân SDS đa phần đến từ các gia đình giàu có, thậm chí còn vượt khá xa ngưỡng bình quân ngất ngưởng của Harvard. Chỉ có một sinh viên bị bắt trong vụ này cần tới Học bổng Harvard. Khi được Ủy ban điều tra về các sự cố học đường của Thượng nghị viện yêu cầu cung cấp danh sách sinh viên nhận trợ cấp chính phủ có tham gia vụ việc, trưởng ban tuyển sinh Chase Peterson chỉ tìm được 32 cái tên trên tổng số 175 người: “Hội sinh viên cực đoan trong trường ít ra là con nhà khá giả”. (Daniel Patrick Moynihan tiên đoán rằng đa số các thành viên SDS sẽ trở thành công chức chính phủ. Ông đoán gần trúng: nhiều người trong số họ đã trở thành học giả).

Nói về việc cải tiến chương trình Giáo dục Đại cương bằng chương trình Cốt lõi:

“Chương trình Cốt lõi khuấy động lên làn sóng trong cộng đồng đại học Mỹ, như Giáo dục đại cương đã làm 30 năm trước. Nhiều trường áp dụng ngay tắp lự, người hâm mộ ngưỡng mộ nó, người chỉ trích chỉ trích nó; một lần nữa, người Columbia và Chicago lại nhắc nhở một cách vô vọng cho mọi người gần xa rằng họ đã từng làm điều này. Nhưng dù sao chăng nữa, khi Harvard lên tiếng, mọi người đều lắng nghe.

Từ năm 1981 đến năm 1996, Chương trình Cốt lõi đưa ra 350 khóa học, 80% trong đó được thiết kế cho chương trình. Một số khóa học – “Vật chất trong Vũ trụ”, “Sinh học về hành vi con người”, “Những nguyên tắc kinh tế học”, “Pháp lý”, “Kinh thánh và các hướng luận giải”, “Shakespeare” – đặc biệt nổi tiếng, thu hút hàng trăm sinh viên. Nhưng đôi lúc, sinh viên (và không chỉ sinh viên) cảm thấy thật khó để nhận ra điều khác biệt giữa một khóa Cốt lõi và khóa học do phân khoa đề xuất. Họ cũng than phiền về việc không có đủ khóa học để chọn trong một số lĩnh vực của chương trình. Các mục tiêu dạy “cách tư duy” hay “các mô hình tiếp thu kiến thức” cũng không được thể hiện trọn vẹn trong tất cả các khóa học hay dễ dàng tiếp nhận đối với hầu hết sinh viên.”

------

Đặc điểm nổi bật:

- Cuốn sách kể câu chuyện về hai giai đoạn thay đổi thể chế lớn của Harvard. Giai đoạn đầu tiên diễn ra trong nhiệm kỳ viện trưởng của James Bryant Conant (1933-1953) và Nathan Marsh Pusey (1953-1971). Đây là thời kỳ Harvard chuyển đổi từ một ngôi trường dành cho giới tinh hoa – mang tính địa phương, tôn giáo, bị chi phối bởi giới thượng lưu Boston, phản đối người Do Thái, phụ nữ và các thay đổi về ngành học ở nhiều mức độ – thành ngôi trường coi trọng tài năng với đội ngũ giảng viên được lựa chọn chủ yếu dựa trên danh tiếng học thuật, các sinh viên được chọn chủ yếu dựa vào trí tuệ, cùng một nền văn hóa học đường lấy vị thế học thuật quốc gia và quốc tế làm thước đo duy nhất.

Lần biến chuyển lớn thứ hai trong lịch sử hiện đại của Harvard diễn ra sau khi trường gặp nhiều bất ổn trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Từ đây xuất hiện một nền văn hóa theo thể chế mới, dần lấn át (nhưng rất khó thay thế) chế độ coi trọng tài năng tồn tại trong những năm giữa thế kỷ. Tác giả gọi Harvard hiện đại này là một trường đại học thời đại, với sự hiện diện ngày càng rộng của tính quốc tế, sự theo đuổi mang tính xã hội về đa dạng chủng tộc và giới tính, sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà khoa học vào những dự án thương mại, sự quan tâm của giảng viên và sinh viên vào chính trị cùng các chính sách công, sự cồng kềnh ngày càng tăng của bộ máy quản lý, những cuộc gây quỹ liên miên, sự tự mãn ngày càng phình to: Harvard – nơi cung cấp dịch vụ giáo dục cho thế giới.

- Cuốn sách làm sáng tỏ hình ảnh một Harvard của những người sùng bái và những kẻ bài trừ bằng cách nhìn nhận ngôi trường đúng như bản chất của nó: ngôi trường cổ xưa, giàu có và có ảnh hưởng về trí tuệ nhất trong số các trường đại học của Mỹ, nhưng cũng vì các phẩm chất này mà trở thành đối tượng của những kỳ vọng và đòi hỏi lớn hơn bình thường. Ngay cả sự giàu có và truyền thống, trí tuệ và sức mạnh cũng không thể đảm bảo cho một tổ chức hay cơ thể thoát khỏi những căn bệnh như vậy.

- “Các tác giả phải đối mặt với những thử thách phức tạp để giữ cho đời sống trí thức luôn sống động dưới gánh nặng của việc quản lý, để giữ cho cánh cửa của một ngôi trường đắt giá luôn mở rộng với những gia đình ở tầng lớp trung lưu. Chừng nào Harvard còn là biểu tượng của niềm khát vọng cao cả về văn hóa và tri thức của nước Mỹ, những độc giả biết thưởng thức sẽ còn tìm đến cuốn sách này.” — Booklist

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
16 x 24 cm
Số trang
736
Tác giả
  • Morton Keller
  • Phyllis Keller
Dịch giả
Nguyễn Ngọc Anh
Nhà Xuất Bản
  • NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
Alphabooks
Find similar
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Giảm 10%
Sản phẩm này sẽ được vận chuyển từ 15/02/2025
Giảm 10%
Còn hàng
249,000 đ 224,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
299,000 đ 269,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ