Lãnh Đạo Sự Thay Đổi - Cẩm Nang Cải Tổ Trường Học
Năm 1983, một ủy ban độc lập do chính phủ Hoa Kỳ chỉ định đã công bố một báo cáo nhan đề “Một quốc gia lâm nguy“ (A Nation at risk), thông báo về tình trạng “khủng hoảng“ trong hệ thống giáo dục công tại Mỹ. Bản báo cáo chỉ ra rằng an ninh kinh tế Mỹ đang bị đe dọa bởi lực lượng lao động yếu kém, không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bản báo cáo gây ra nhiều tranh luận nẩy lửa, khởi nguồn cho ba cuộc họp thượng đỉnh cấp quốc gia quy tụ nhiều thống đốc và lãnh đạo các công ty cùng ngồi lại để thảo luận về khủng hoảng giáo dục. Hai đảng tại Mỹ đồng thuận với nhau tầm quan trọng của việc phải đảm bảo học sinh sinh viên được tiếp cận cơ sở vật chất và chương trình đào tạo tốt nhất. Đến đầu thập niên 1990, “cải cách giáo dục” đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền các tiểu bang. Năm 2001, khi dự thảo luật “Không trẻ em nào bị bỏ rơi” (No child left behind) được thông qua, chính quyền Liên Bang đã đảm nhận quyền lực tối đa về các trường công trên nước Mỹ.
“Các trường công của Mỹ chưa bao giờ thiết kế để dạy cho học sinh những kỹ năng mới cần thiết để làm việc, học tập và trở thành công dân tích cực trong nền kinh tế tri thức mới và chúng tôi trình bày nhu cầu cần thiết phải thiết kế một hệ thống đủ sức giáo dục cho toàn bộ học sinh khả năng thành công trong thế kỷ 21…” Với nhận định như vậy, công trình nghiên cứu dưới sự tài trợ bởi quỹ Bill& Melinda Gates , nhóm Lãnh đạo thay đổi (Change Leadership Group - CLG), bao gồm các chuyên gia giáo dục thuộc trường Đại Học Harvard (HGSE) thực hiện trong năm năm, đã đúc kết thành một tập sách mang tên “Lãnh đạo sự thay đổi- Cẩm nang cải tổ trường học”. Từ hướng tiếp cận nâng cao kết quả học tập của học sinh, đầu tiên và trên hết là phải nâng cao chất lượng giảng dạy và lãnh đạo giảng dạy, toàn bộ công trình được thể hiện qua 10 chương với nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, trãi nghiệm từ thực tế lãnh đạo giảng dạy tại các trường học của khắp các tiểu bang trên toàn nước Mỹ. Qua công trình của mình, nhóm tác giả đã cung cấp những công cụ cần thiết làm thay đổi quan điểm, tư duy, tầm nhìn, phương pháp và những bước đi thích hợp cho công cuộc cải tổ trường học trước thách thức và yêu cầu của nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21.
Cải tổ trường học, một câu chuyện giáo dục với những vấn đề cơ bản thiết yếu tưởng chừng như đã được giải quyết từ lâu ở một siêu cường quốc hàng đầu thế giới, một đất nước luôn chiếm những đỉnh cao trên hầu hết mọi lĩnh vực từ kinh tế, khoa học, giáo dục, nghệ thuật,… Thế nhưng một hệ thống giáo dục biết thích nghi trước những biến đổi của thời đại luôn là những đòi hỏi thúc bách, sống còn cho sự phát triển vững bền của một quốc gia. Và hiển nhiên cải cách giáo dục hay cải tổ trường học là những nhiệm vụ hay đúng hơn đó là sứ mệnh của đội ngũ giáo viên, những nhà quản lý giáo dục, những nhà hoạch định chính sách và đường lối phát triển quốc gia.
Đất nước ta, trải qua nhiều nhiệm kỳ Đại Hội Đảng khi bàn về chiến lược phát triển kinh tế nước nhà, giáo dục luôn được xem là quốc sách, là động lực nền tảng cho sự hưng thịnh của quốc gia. Nhiều cuộc Hội nghị, diễn đàn, hội thảo đã, đang và sẽ còn tiếp tục được luận bàn về công cuộc chấn hưng, canh tân giáo dục. Bắt đầu từ đâu? Đâu là khâu đột phá? Giải pháp nào có tính quyết định tạo sự chuyển biến và mang lại hiệu quả lâu bền? Mọi câu hỏi vẫn đang chờ lời đáp …
Tuyển chọn và chuyển dịch công trình này để xuất bản ở Việt Nam, những người thực hiện xem đây như là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Và nếu như bạn đang là giáo viên, là hiệu trưởng, là cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp Quận, Huyện, Tỉnh, Thành, Trung Ương, tiếp cận tập sách này ắt hẳn sẽ có bao điều để suy ngẩm, để thay đổi cách nhìn về sứ mệnh thiêng liêng cao quý và không kém phần quan trọng của những người tạo dựng nên tương lai của quốc gia. Từ đó hãy bắt tay và có những bước khởi động cần thiết, dù nhỏ cho sự nghiệp trồng người…
“Lãnh đạo sự thay đổi là một quyển sách sáng ngời và thật sự tuyệt vời. Các ý tưởng đặt ra thật mạnh mẽ, sâu sắc, bao quát, và kèm theo là những công cụ để biến thành hành động. Một quyển sách hiếm hoi nắm bắt được những khó khăn trong việc đề xuất thay đổi và thực thi thay đổi.”
- Micheal Fullan, nguyên trưởng khoa, Học viện nghiên cứu Giáo dục Ontario,
Đại học Toronto; tác giả quyển sách Leading in a Culture of Change
“Nhóm nghiên cứu lãnh đạo sự thay đổi tại Trường Giáo dục Harvard, thông qua những hoạt động với các nhà giáo dục, đã phát triển cách tiếp cận ý nghĩa, biến đổi trường học, giúp họ đối mặt với yêu cầu trách nhiệm. Quyển sách này giới thiệu công việc của Nhóm Lãnh đạo sự thay đổi đến với công chúng rộng rãi hơn, đưa ra bộ khung phân tích việc thay đổi nhà trường của mình. Nó minh chứng cho một cách tiếp cận mới và mạnh mẽ về lãnh đạo trường học.”
- Richard F. Elmore, Giáo sư về Lãnh đạo Giáo dục, Trường Giáo dục Harvard
“Lãnh đạo sự thay đổi sử dụng những ví dụ thực tiễn và phân tích theo cảm nhận về những thách thức của nhà giáo dục trong thời đại hiện nay. Đây là một quyển sách hướng dẫn gãy gọn, dễ hiểu với giải thích cụ thể và giải pháp thực tiễn. Tôi thấy nó vừa hữu ích vừa hấp dẫn.”
- Thomas W. Payzant, Chủ tịch, Hội đồng trường công Boston
“Đứng trước tình huống tiến thoái lưỡng nan, một mặt phải chuẩn bị cho học sinh bước vào thế kỷ mới, và một mặt là các yêu cầu chính trị phải nâng cao kết quả học tập dựa trên các bài thi tiêu chuẩn, nhiều nhà giáo dục đã đầu hàng nhưng đồng thời cũng có người dấn thân với kỹ năng và tầm nhìn lãnh đạo mới. Cùng làm việc với những nhà lãnh đạo này, Tony Wagner, Robert Kegan, và cộng sự của mình đã viết nên một quyển sách hướng dẫn vô cùng quý giá dành cho những ai dũng cảm hành động nhưng chưa tìm thấy câu trả lời và sẵn sàng học tập lẫn nhau.”
- Peter M.Senger, Giáo sư Viện Đại học MIT; tác giả của The Firth Discipline
“Sách về cải tổ trường học thậm chí còn nhiều hơn số lượng trường học tại Mỹ. Nhưng quyển sách này hoàn toàn khác biệt. Quyển sách này là kết quả của năm năm nghiên cứu về cải tổ trường học trên khắp đất nước, đã kết hợp xuất sắc các yếu tố tổ chức và con người dẫn lối đến thành công.”
- Arthur Levine, Chủ tịch, Trường Sư phạm, Đại học Columbia
- Robert Kegan
- Tony Wagner
- NXB Trẻ
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!