Lịch Sử Thế Giới - Tập 9: Tranh Giành Thuộc Địa Và Các Cuộc Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc Tại Châu Á
BẠN CÓ BIẾT…?
SÁCH LỊCH SỬ là lựa chọn của những người thành công.
• 51% những người giàu nhất thế giới đọc sách lịch sử.
• Một phần ba số sách của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg có liên quan tới lịch sử .
• Nữ hoàng truyền thông của nước Mỹ Oprah Winfrey thường xuyên đọc các tác phẩm văn học và các nghiên cứu về lịch sử.
• Nhà văn J. K. Rowling thừa nhận, những câu chuyện huyền bí trong sách lịch sử là một trong những nguồn cảm hứng để bà viết bộ truyện Harry Potter đình đám.
• Giáo sư Ngô Bảo Châu: “Giới trẻ nên đọc sách về lịch sử”.
Lịch sử lâu nay vốn là một nỗi ám ảnh với các bạn trẻ bởi kiến thức được học trong nhà trường chủ yếu là lịch sử chiến tranh, phải học thuộc quá nhiều thứ khô cứng, khiến các bạn lầm tưởng lịch sử chỉ là những cuộc đấu tranh xảy ra trong quá khứ.
Nhưng lịch sử không phải chỉ là những con số, những sự kiện khô khan và khó nhớ. Lịch sử còn là vô vàn những câu chuyện trong quá khứ, tạo nên con người chúng ta như ngày nay và định hình nên thế giới như chúng ta đang sống. Chúng ta tìm hiểu về lịch sử là để biết về cội rễ của chính mình, hiểu được căn nguyên của những vấn đề và sự việc diễn ra ở nhiều nơi mà chúng ta vẫn được nghe, được thấy mỗi ngày, góp phần phát triển bản thân trở thành những công dân toàn cầu có tri thức, có hiểu biết sâu sắc về thế giới.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI – MỘT CÁCH HỌC LỊCH SỬ HOÀN TOÀN MỚI MẺ VÀ KHÁC BIỆT!
----------
Tập 9: Tranh Giành Thuộc Địa Và Các Cuộc Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc Tại Châu Á
Bên cạnh hệ thống thuộc địa ở Tân Thế Giới, các đế quốc châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan cũng mở rộng thuộc địa về phương đông sang các nước châu Á vào thế kỷ 19.
Ở phương Đông, nhà Thanh đang nắm quyền ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc bắt đầu triệt phá các đường dây buôn bán thuốc phiện và đe dọa tuyên án tử hình với những kẻ phạm tội trong tương lai. Người Anh muốn thống trị về mặt thương mại nên đã chống lại việc cấm thuốc phiện của Trung Quốc. Chiến tranh nha phiến lần đầu diễn ra như vậy. Với tiềm lực quân sự hùng mạnh, họ đã đánh bại quân đội nhà Thanh, và áp đặt các yêu sách để trao cho các cường quốc phương Tây những đặc quyền giao thương với Trung Quốc.
Năm 1842, Hiệp ước Nam Kinh, hiệp ước đầu tiên sau này người Trung Quốc gọi là "điều ước bất bình đẳng" cấp một khoản bồi thường và đặc quyền ngoại giao với Anh, việc mở năm cảng hiệp ước (treaty port), và nhượng Hồng Kong. Sự thất bại của các điều ước trong việc đáp ứng các mục tiêu của Anh cải thiện thương mại và quan hệ ngoại giao đã dẫn đến chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856-1860), giữa liên quân Anh-Pháp với nhà Thanh.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, một cuộc nổi dậy lớn nổ ra nhưng cuối cùng không thành công. Đó là cuộc khởi nghĩa vào năm 1857-58 chống lại ách cai trị của Công ty Đông Ấn Anh. Mặc dù vậy, cuộc nổi loạn đã chứng tỏ là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Ấn Độ và Đế quốc Anh. Nó đã dẫn đến việc giải thể Công ty Đông Ấn, và buộc người Anh phải tổ chức lại quân đội, hệ thống tài chính và chính quyền ở Ấn Độ.
- Nhiều Tác Giả
- NXB GIAO DUC