Nền Kinh Tế Trải Nghiệm - Biến Dịch Vụ Của Bạn Thành Trải Nghiệm Khách Hàng
Thời gian có hạn. Sự chú ý là khan hiếm. Bạn có đang thu hút khách hàng của mình không? Cửa hàng Apple, Disney, LEGO, Starbucks. Những cái tên này gợi lên hình ảnh về hàng hóa và dịch vụ đơn thuần hay chúng gợi lên một cái gì đó nhiều hơn - một cái gì đó trực quan? Chào mừng bạn đến với Nền Kinh Tế Trải Nghiệm, nơi các doanh nghiệp phải hình thành các kết nối độc đáo để đảm bảo tình cảm của khách hàng - và đảm bảo sự sống còn của chính họ. Cuốn sách chuyên sâu về đổi mới trải nghiệm này của Joe Pine và Jim Gilmore khám phá cách các công ty trở nên khác biệt và vượt trội bằng cách cung cấp trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng của họ, không chỉ khiến khách hàng trung thành mà còn mang lại lợi nhuận cao hơn. Được dịch sang mười ba ngôn ngữ, "Kinh tế trải nghiệm" đã trở thành cuốn sách cần phải đọc đối với các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn và nhỏ, vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, toàn cầu và địa phương. Giờ đây, với lời nói đầu hoàn toàn mới, Pine và Gilmore tạo ra một trường hợp mạnh mẽ hơn nữa cho trải nghiệm khi là mối liên kết quan trọng giữa một công ty và khách hàng của họ trong một thế giới ngày càng thiếu thời gian và mất tập trung. Với đầy đủ các ví dụ chi tiết và lời khuyên hữu ích, "Kinh tế trải nghiệm" giúp các công ty tạo ra những trải nghiệm cá nhân, ấn tượng và thậm chí có thể biến đổi, đưa ra kịch bản mà từ đó các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị theo những cách phù hợp với chiến lược tập trung vào khách hàng mạnh mẽ.
Nội dung sách Nền Kinh Tế Trải Nghiệm:
Chương 1: giới thiệu về nền kinh tế trải nghiệm
Chương 2 của cuốn sách sẽ giới thiệu mô hình Bốn lĩnh vực trải nghiệm, đặc biệt tập trung vào việc giành lấy sự chú ý của khách hàng
Chương 3 sẽ tập trung vào việc làm sao để khiến các trải nghiệm trở nên gắn kết thông qua các chủ đề.
Chương 4 và 5 đưa ra các nguyên tắc và khuôn khổ về tùy chỉnh
chương 6, 7 và 8: Công việc là vở kịch & mỗi doanh nghiệp là một sân khấu”.
Dịch vụ là thời gian được tiết kiệm hiệu quả, còn trải nghiệm là sử dụng tốt thời gian. Ở đây, hãy nhận ra rằng sự chuyển hóa cung cấp thời gian được đầu tư tốt. Chương 9 và 10 cũng như phần kết đề cập cụ thể đến chiều chuyển hóa này của trải nghiệm.
------
Sách cực kì hay thuộc top best seller của HBR. Dù xuất bản năm 1999 ở Mỹ nhưng nội dunng vẫn rất hữu dụng tại Việt Nam. Đây có thể nói là cuốn bách khoa toàn thư về trải nghiệm khách hàng và cung cấp những chỉ dẫn cụ thể để sáng tạo trải nghiệm cho khách hàng
"Một cuốn sách tuyệt vời và độc đáo." - Tom Peters, đồng tác giả cuốn sách Đi tìm sự hoàn hảo (In search of excellence)
"Một trong những cuốn sách kinh doanh hay nhất của thế kỷ XX, nay đã được đổi mới cho những thách thức của thế kỷ XXI." - Tom Kelley, Đối tác tại IDEO – công ty tư vấn hàng đầu thế giới
"Một lý lẽ đầy khiêu khích." - Fast Company
"Một cuốn sách khôn ngoan, sâu sắc và đầy tính khai sáng." - The Globe and Mail
"Joseph Pine và James Gilmore đã nắm bắt được... biểu hiện hấp dẫn nhất của văn hóa tiêu dùng trong thế kỷ XXI." – Tạp chí Psychology Today
"Một cái nhìn tốt về cách phát triển của mọi doanh nghiệp. Tạo ra một sản phẩm tốt và chờ đợi khách hàng mở cửa bước vào không bao giờ là đủ.” – Tạp chí Wired
Giải thưởng đạt được; thứ hạng trên Amazon hoặc Goodread
Được đánh giá gần 5* (2175 đánh giá) trên Amazon
Xếp hạng trên Amazon:
Xếp hạng cao trên Amazon:
#17 in Business Pricing
#28 in Product Management
#87 in Customer Relations (Books)
Được 2205 ratings trên Goodreads, 3.82/5
Xuất bản lần đầu năm 1999 nay tái bản với giao diện mới
Được review trong top 14 cuốn sách nên đọc về trải nghiệm khách hàng
Bài học sâu sắc ở đây là Howard Schultz đã nhận ra giá trị mà khách hàng tìm kiếm khi họ dành thời gian đến thưởng thức cafe trong lúc giao lưu, làm việc hay đơn giản chỉ để thư giãn. Starbucks rất hạn chế chi tiền cho quảng cáo, thay vào đó họ thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách cung cấp không gian thưởng thức cafe. (Bạn có để ý các tiệm Starbucks không hề có đèn chiếu sáng ở phía bên ngoài? Nguồn sáng duy nhất từ bên trong đã khiến khách hàng trở thành tâm điểm chú ý của người qua đường. Và hãy xem cách Starbucks kiếm tiền. Họ đã biến một thứ hàng hóa bình thường – những hạt cafe chưa rang với chi phí cho mỗi ly chỉ khoảng 2-3 xu – thành sản phẩm trải nghiệm có giá 3, 4, 5, hay 10 đô-la mỗi ly hoặc hơn tại các cửa hàng Reserve Roastery.
Chuỗi nhà hàng Chick-fil-A là một ví dụ minh họa cho sự bùng nổ của các dịch vụ dựa trên trải nghiệm mới. Không chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống 6 ngày một tuần, Chick-fil-A giờ đây đang quản lý một danh mục trải nghiệm hấp dẫn, bao gồm cắm trại ngoài trời (campout) cho nhà hàng mới khai trương, những buổi hẹn hò của cha và con gái (Daddy-Daughter Date Nights), mẹ và con trai (Mother-Son Date Knight), ngày tri ân bò (Cow Appreciation Day), đêm trổ tài của bé (Kids Craft Night), sự kiện Cow Drops – các con bò bằng vải lông được thả xuống bằng dù từ trần nhà thi đấu thể thao, hay tour tham quan sân nội bộ chỉ nhận đặt chỗ trước tại trụ sở chính của công ty ở Atlanta, và cho những khách hàng B2B, hay đại hội thường niên được phát song song trên nhiều kênh,... Từng trải nghiệm lại là một cách để khiến khách hàng dành nhiều thời gian hơn trong suốt năm với Chick-fil-A.
Thông tin tác giả
- B. Joseph Pine II
- James H. Gilmore
- NXB Công Thương
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!