Nghệ Thuật Từ Chối - Cách Nói Không Mà Vẫn Có Được Sự Đồng Thuận
Học cách nói “Không” cũng là yêu chính mình. Sẽ có lúc bạn nhận ra: Làm vừa lòng thiên hạ là một chuyện vừa khó lại vừa ngu!
Từ chối một ai đó bằng việc nói “KHÔNG” ngay lập tức thì thật sỗ sàng. Chính vì vậy mà cách từ chối khéo không để lại “SẸO” luôn được nhiều người quan tâm.
Vậy làm sao để có kỹ năng từ chối mà không mất lòng người khác, không làm rạn nứt mối quan hệ và cả hai người đều không cảm thấy khó xử?
Nghệ Thuật Từ Chối - Cách Nói Không Mà Vẫn Có Được Sự Đồng Thuận giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách từ chối “nhẹ nhàng”. Cuốn sách chia quy trình Từ chối thành những bước như- Chuẩn bị từ chối, đưa ra từ chối và hoàn tất từ chối – cuốn sách hướng dẫn bạn phương pháp nói Không hiệu quả, mạnh mẽ nhất, bạn có thể thực hiện ngay trong đời sống, công việc và các mối quan hệ.
Nguyên nhân hàng đầu khiến cho việc từ chối trở nên khó khăn, là bạn không có nguyên tắc rõ ràng. Do đó, bạn càng nhanh chóng lập ra một danh sách “nhất quyết nói không” sớm bao nhiêu, mọi sự sẽ càng trở nên dễ dàng bấy nhiêu.
Để giữ được hiệu quả làm việc của mình và giảm tối đa căng thẳng trong công việc, bạn nhất thiết phải học cách nói không sao cho nhẹ nhàng lịch sự – một điều mà rất nhiều người trong chúng ta không thể làm được.
Chỉ có luyện tập mới có thể giúp bạn mài giũa kỹ năng tới hoàn thiện. Nói “không” thường xuyên sẽ giúp bạn dần dần biết cách từ chối khéo léo hơn, đồng thời khiến bạn quen dần với điều này. Đôi khi bạn phải nói đi nói lại để có thể truyền tải thông điệp của mình tới những người cố chấp. Nếu họ cứ khăng khăng nhờ bạn làm việc này việc kia, hãy nhấn mạnh lời từ chối nhiều lần. Cuối cùng họ cũng phải hiểu ra và rời đi.
Những chỉ dẫn trong cuốn sách Nghệ Thuật Từ Chối - Cách Nói Không Mà Vẫn Có Được Sự Đồng Thuận sẽ là cẩm nang tuyệt vời giúp bạn thiết lập những mối quan hệ gắn bó mà bản thân không cảm thấy áp lực.
- Damon Zahariades
- NXB Hồng Đức