Những Câu Chuyện Khơi Nguồn Trí Tuệ - Mọi Chuyện Đều Tùy Duyên
Có một vị nhạc sĩ vĩ cầm danh tiếng nọ khi dạy học, ông không bao giờ dùng lời nói đề giảng dạy. Mỗi khi học trò của ông chơi xong môt bản, ông luôn chơi lại bài đó, để người học trò rút ra kinh nghiệm từ sự lắng nghe của mình.
“Tiếng đàn là phương pháp giáo dục hay nhất”, ông đã nói như thế.
Một hôm ông nhận một học trò mới, trong buổi lễ ra mắt thầy, người học trò đã trình diễn một khúc nhạc. Người học trò này như có khiếu bẩm sinh, anh diễn tấu vô cùng xuất thần, khiến người nghe ngây ngất với tiếng đàn ấy.
Sau khi người học trò đàn xong, vị nhạc sư theo lệ phải bước lên bục diễn lại bài ấy. Thế nhưng lần này thì không, ông đặt đàn lên vai rất lâu mà không kéo. Sau một hồi lâu im lặng, ông buông đàn xuống rồi thở dài và bước xuống bục.
Mọi người đều hoang mang, không hiểu đã xảy ra điều gì. Vị nhạc sư mim cười nói: “Các bạn cũng thấy đó, cậu trai này kéo quá hay, tôi không có đủ tư cách dạy cậu ấy. Trong khúc nhạc lúc nãy, tiếng đàn của tôi đối với cậu ấy xem ra chỉ có thể là một sự chỉ dạy sai lầm”.
Cả hội trường im bặt, sau đó là tiếng vỗ tay nhiệt liệt.
Vị nhạc sư lừng danh ấy đã không hề lo lắng về tài nghệ của người học trò cao siêu hơn mình sẽ làm ông bẽ mặt trước đám đông, ông đã đồng thời có được một nghệ thuật đàn bậc nhất và tư cách của một danh sư bậc nhất, và ông cũng sở hữu một tấm lòng bao dung và sự khiêm tốn đáng quý. Đó mới chính là ngưòi thầy thực thụ.
Lời bình:
Bất kể chúng ta ở vào địa vị nào, cũng luôn cần phải biết khiêm tốn, hãy khen ngợi ưu điểm của người khác với một thái độ chân thành. Cho dù đối phưong mạnh hơn mình, chúng ta cũng không cần tiết kiệm lời khen và tiếng vỗ tay. Như thế không những có thể mang đến sự tự tin và niềm vui cho người, mà còn làm mình trở nên cao thượng hơn, bạn sẽ được mọi người tôn trọng hơn.
(Chuyện "Người thầy thực thụ")
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!