Nam Kỳ Và Cư Dân Các Tỉnh Miền Đông

893527070311
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Tiếp sau một Nam kỳ và cư dân Các tỉnh miền Tây với giá trị tư liệu dồi dào, phong phú và đầy hữu ích, tác giả J. C. Baurac trở lại cùng chúng ta với tác phẩm giúp hoàn thiện bộ sách địa chí của mình về con người và vùng đất phương Nam: NAM KỲ VÀ CƯ DÂN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG. Có thể nói, hành trình khảo sát dịch tễ của vị bác sĩ thuộc địa này, vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, không chỉ góp phần giúp nghiên cứu cải thiện tình trạng vệ sinh, khắc phục vấn đề dịch bệnh thông qua phương thức tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh… mà còn giúp ông tiếp xúc và thu thập được nhiều thông tin và dữ kiện hỗ trợ việc lập thành một bộ sách địa chí vô cùng hữu ích cho người Pháp một thuở, và cho cả người Việt chúng ta, xưa cũng như nay.

“Như đã nói, Nam kỳ là một xứ sở đầy triển vọng. Dưới nhiều góc độ khác nhau về thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, mọi thứ vẫn chưa được thực hiện.

Thương mại chỉ nằm trong tay số ít đồng bào ta, trong khi người Hoa thực sự là một đối thủ đáng gờm. Công nghiệp gần như thuộc về người An Nam và Hoa kiều. Nông nghiệp vẫn còn để ngỏ cho kiều dân  u châu có tiềm lực kinh tế mạnh những vùng đất khai khác mênh mông.”

– Tác giả J. C. Baurac, bác sĩ thuộc địa hạng nhất 

BỐ CỤC CUỐN SÁCH NAM KỲ VÀ CƯ DÂN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG

Là tập thứ hai của bộ Nam kỳ và cư dân (tên tiếng Pháp: La Cochinchine et ses habitants) nên lần này tác giả Baurac đi thẳng vào việc giới thiệu các hạt thuộc miền Đông Nam kỳ.

Các hạt này gồm: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An [lưu ý là theo cách xếp của người Pháp, 3 địa phương này thuộc miền Đông Nam kỳ, khác với cách xếp của chúng ta ngày nay là thuộc miền Tây Nam bộ], Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa, Cap St-Jacques, Poulo-Condore [quần đảo Côn Lôn/Côn Đảo ngày nay].

Các chương này được trình bày lớp lang theo bố cục: diện tích, ranh giới hành chính; liệt kê các tổng/làng/chợ/trung tâm hành chính-kinh tế quan trọng ở từng hạt, với những địa danh và nhân danh tạo điểm nhấn cho từng hạt, tác giả đều tìm tòi cách lý giải cho sự tích/huyền thoại liên quan, qua đó gián tiếp giúp người đọc có một hành trình xuyên không-thời gian tìm hiểu về vùng đất; nêu rõ ưu điểm cũng như những điểm bất lợi của từng địa phương đối với khả năng phát triển lâu dài.

Nhìn chung, về mặt sắp xếp nội dung từng chương về từng hạt, không có gì quá khác biệt so với phần thư hai ở cuốn về miền Tây.

* Lưu ý: trước mỗi chương ở Phần thứ hai đều có bản đồ hành chính cuối thế kỷ 19 của từng hạt Nam kỳ.

Các trích đoạn nổi bật:

“Ở hạt Gia Định từng xảy ra khá nhiều sự kiện và cũng có nhiều di tích lịch sử. Đầu tiên, tại một ngôi làng, Thân Hòa, vào đầu cuộc chinh phạt của Pháp, Thống chế Nguyễn Tri Phương [tổng thống quân vụ đại thần] đã thiết lập các tuyến phòng thủ nổi tiếng mà người Pháp biết đến dưới tên phòng tuyến Chí Hòa hay Kì Hòa.”

“Núi Bà Đen cao gần 900 mét, là núi có nhiều thú rừng; một cuộc lùa thú của người Cao Miên luôn dành cho thợ săn khao khát xúc cảm những bất ngờ thú vị. Hiểu rõ nơi chốn thú săn trú ngụ, người Cao Miên, vốn cũng rất ham săn bắn, rất hào hứng được tập hợp đông đảo và hưởng ứng lời mời gọi dành cho họ. Về điểm này, chúng ta cũng không thể không nhận thấy ở họ một sự vượt trội so với người An Nam, những người luôn thiếu nhiệt huyết trong săn bắn cũng như nhiều việc khác, cái đam mê và hiểu biết về nghệ thuật săn bắn là đặc trưng của giống nòi Khmer.”

“Côn Lôn cách Sài Gòn 100 dặm. Tàu thuyền mất trung bình 12 giờ đi từ Côn Lôn tới Vũng Tàu; mực nước sông phụ thuộc thủy triều, vì vậy giữa Côn Lôn và Sài Gòn hành trình phải đến 24 giờ. Không có liên lạc thường xuyên giữa đất liền và các đảo.”

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NAM KỲ VÀ CƯ DÂN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG

Về nội dung

– Một điểm đặc sắc ở toàn bộ sách này, đó là nó thể hiện dưới quan điểm của chính quyền Pháp thời bấy giờ, họ đã làm được một việc lớn cho Nam kỳ: xây dựng hệ thống đường sắt, phát triển hệ thống đường bộ (hệ thống cầu đường còn đến ngày nay) và đường sông để kết nối các địa phương với nhau, tránh để rơi vào tình cảnh cục bộ địa phương.

– Tác giả Baurac viết và ghi chép dữ liệu một cách khoa học dọc suốt tuyến đường ông đi khắp các tỉnh Nam kỳ thời cuối thế kỷ 19. Các chương được trình bày lớp lang theo bố cục: diện tích, ranh giới hành chính; liệt kê các tổng/làng/chợ/trung tâm hành chính-kinh tế quan trọng ở từng hạt, với những địa danh và nhân danh tạo điểm nhấn cho từng hạt, tác giả đều tìm tòi cách lý giải cho sự tích/huyền thoại liên quan, qua đó gián tiếp giúp người đọc có một hành trình xuyên không-thời gian tìm hiểu về vùng đất; nêu rõ ưu điểm cũng như những điểm bất lợi của từng địa phương đối với khả năng phát triển lâu dài.

– Trước mỗi chương ở Phần thứ hai đều có bản đồ hành chính cuối thế kỷ 19 của từng hạt Nam kỳ để độc giả dễ hình dung vị trí địa hình xứ Nam kỳ

Về giá trị

– Bộ sách đầu tiên có logo hợp tác với Viện Pháp

–  Có rất nhiều tài liệu viết về Bắc kỳ thời xưa nhưng về Nam kỳ lại hiếm, bộ sách này chính là tài liệu lấp đầy khoảng trống đó

– Sách có trình bày, nhận xét và đánh giá ưu/nhược của vùng đất miền Nam, và chúng vẫn còn giá trị đến ngày nay, giới nghiên cứu chiến lược phát triển Nam Bộ thời hiện đại có thể tham khảo tài liệu này

– Bộ sách mang tính địa chí, gián tiếp giúp xác lập ranh giới địa lý của Nam kỳ dưới thời Pháp thuộc.

Loại sản phẩm
Bìa cứng
Kích thước
16 x 24 cm
Số trang
516
Tác giả
  • J. C. Baurac
Dịch giả
Huỳnh Ngọc Linh
Nhà Xuất Bản
  • NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Omega Plus
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
Alphabooks
Find similar

Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!

Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
219,000 đ 197,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
125,000 đ 112,500 đ
Giảm 10%