Ruồi: Kịch 3 Hồi

“Jupiter tiết lộ “bí mật đau đớn” của thần linh và vua chúa: Con người là tự do, chỉ có điều họ chưa tự biết đấy thôi. Vua Égisthe cầu xin Jupiter hãy trừ khử Oreste, kẻ hiện thân cho sự tự do, vị thần phải hạ giọng: “Một khi tự do đã bùng cháy trong hồn người, thì thần linh cũng đành chịu bó tay, không làm gì được nữa cả!”.
Khi dịch những dòng này, chắc hẳn Châu Diên đang nghĩ đến... Phạm Toàn, nhà văn, nhà giáo dục, nhà văn hóa, người trọn đời luôn ý thức và miệt mài thực hiện sự tự do của mình bằng hành động. Như Philebus nghĩ đến Oreste, như về cái tôi thứ hai của mình...
Giữa nước Pháp bị chiếm đóng, mất tự do, vở kịch “Ruồi” của Sartre (1943, cùng năm với danh tác “Tồn tại và Hư vô”), là tiếng chuông cảnh tỉnh trong hoàn cảnh nghịch lý: “Chúng ta chưa bao giờ tự do đến như thế dưới ách chiếm đóng” (Sartre). Tái bản dịch phẩm nhiều tầng ý nghĩa này của Châu Diên là cái gì nhiều hơn một sự tưởng nhớ và biết ơn.”
(Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn)
- Jean-Paul Sartre
- NXB Hội Nhà Văn