Miền Nam Xưa Ngái

978604846611
144,000 đ
160,000 đ
Bạn tiết kiệm: 16,000 đ
Còn hàng
Phương Nam Online
Từ nhà sách đầu tiên năm 1982, Nhà Sách Phương Nam đã trở thành hệ thống nhà sách uy t...

Viết Miền Nam Xưa Ngái, tôi đặt cược tâm hồn vào câu chữ chính mình… 

Cuộc đời viết văn làm báo của tôi, tôi viết ta bà. Viết đủ thứ thể loại, đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Bỗng một ngày, chợt phát hiện ra, sao mình không viết riêng một cuốn sách nào cho miền Nam mình hồn hậu, chơn chất và có nhiều chuyện hay quá xá quà xa? 

Vâng, “miền Nam mình”, tôi luôn tự hào mình là con dân miền Nam chính hiệu con nai vàng đã được cầu chứng tại toà. Ông cố ông sơ tôi từ bên Tàu theo cụ Trần Thượng Xuyên “di cư” về đất cù lao Phố- Biên Hoà lập nghiệp khi Biên Hoà - Sài Gòn còn là rừng thiêng nước độc, nhan nhản “cọp hung hăng trên bờ, sấu dưới nước tung tăng”. Nơi ta ở cũng là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Những người con dân mới chọn Biên Hoà - Sài Gòn làm quê, chọn miền Nam đất mới làm quê đã tạo nên nền văn hoá khẩn hoang của “người đàng trong” vô cùng đặc sắc. Nó đậm chất chắt chiu lam lũ và đậm màu yêu thương. Sự chắt chiu lam lũ và đậm màu yêu thương này đã làm nên tính cách người Nam Bộ. Hảo hớn, nghĩa tình và sầu mộng giăng giăng. 

Tôi giới thiệu về người và đất Nam Bộ nghe thật mê ly, đúng không. Mà thật là mê ly như vậy. Từ cách ăn, cách ở đến cách làm, cách nghĩ- người Nam Bộ lúc nào cũng tự tin tạo bản sắc cho riêng mình. Đất nước mình thiệt dài, dài như cây đòn gánh, gánh lấy ba miền Nam Trung Bắc hoà ca. Nhưng cách ăn cách ở cách làm cách nghĩ của thằng em út ở cuối trời tổ quốc quả vô cùng đặc biệt. Nếp sống quần cư của gia đình thằng em út đã làm nên truyền thống Nam Bộ đặc sệt. Tình chòm xóm còn là nghĩa đồng bào, sống tối lửa tắt đèn có nhau như anh em ruột thịt một nhà. Người phương xa đến tá túc nơi đất lành chim đậu cũng “đồng bào” luôn, hạt muối cắn đôi nhưng hạt đường không bao giờ “lủm” hết. Tôi có đề cập đến cụm từ “sầu mộng giăng giăng”. Vậy người Nam Bộ “sầu mộng giăng giăng” chỗ nào? Chỗ nuôi dưỡng nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử làm nên “cái chất máu” của tâm hồn. Ẻo lả, mùi mẫn và dễ xúc động nhưng bộc trực, chân thành, “có nhiu chơi nhiu”. Tôi thương người Nam Bộ tôi là như vậy. Chơi với người Nam Bộ, sống người người Nam Bộ - cứ thẳng ruột ngựa mà chơi, mà sống - không phải rào đón màu mè chi, nhức đầu, dễ xa nhau! 

Nam Bộ đặc sắc của tôi cũng không thể đứng ngoài vòng cương toả của định mệnh dân tộc: luôn phải đối đầu với những cuộc chiến tranh. Tôi không hiện diện trên cuộc đời này trong các cuộc chiến tranh trước Mỹ. Nhưng thời Mỹ đóng quân ở miền Nam thì có. Thời đó, tôi chỉ là con bé thắt bím tóc tung tăng nhưng đã biết ngửi mùi bom đạn. Những hỷ nộ ái ố, vui mừng hạnh phúc khổ đau do chiến tranh mang đến là có thật. Người Nam Bộ can trường, chấp nhận đương đầu trước cuộc chiến ngoài ý muốn và biết từng bước “xử lý” những phát sinh xã hội cho cuộc sống vuông tròn. Tôi cũng đã ghi lại “một vài nốt trầm” trong cuộc sống người Nam Bộ do hệ luỵ chiến tranh. Phải có. Nếu không có “một vài nốt trầm” này thì Nam Bộ của tôi dường như cứ tung tăng bình yên vô sự. Không phải như vậy, Nam Bộ của tôi cũng rất khí chất, kiên cường khi cần thiết! 

Gom lại để sống và cuộc sống gom lại để nhớ. Miền Nam Xưa Ngái xưa là một trời để thương nhớ, để đồng điệu, để hoà ca. Tôi rất hài lòng với chính mình khi viết xong cuốn sách này. Ngoài việc tôi có cơ hội để ghi lại, để bày tỏ, để trải lòng với vùng đất quê hương mình thương mình quý - Miền Nam Xưa Ngái bạn đang cầm trên tay còn là tư liệu quý để bạn hiểu sâu hơn về con người, đất đai, thổ nhưỡng của một vùng đất đặc biệt. Đặc biệt hơn, với lớp trẻ sau này và sau sau đó nữa, tôi trân trọng gửi lại món quà tinh thần này - để các bạn đừng quên, chúng ta đã từng có một miền Nam xưa ngái đặc trưng không bao giờ “đụng hàng” với những vùng đất mà bạn từng đặt chân đến. 

Bạn tin đi. Tôi là người khó tính trong đọc và viết. Một khi dám quảng bá Miền Nam Xưa Ngái của mình là tôi đã đặt cược tâm hồn vào câu chữ của chính mình…

------

“Mày đừng có ấy con ấy của tao nha, lúc này tao thấy nó ấy ấy làm sao á, in như nó cũng ấy mày thì phải”, nghĩa là: “Mày đừng có “sốp” con bồ của tao nha, lúc này tao thấy nó thay lòng đổi dạ rồi hay sao á, dường như nó cũng yêu mày thì phải”. Ấy ấy đa tầng đa nghĩa là như vậy, gặp từ nào không tiện nói ra thì người Nam Bộ xưa dùng “ấy”. “Ấy” rất thần thánh, “ấy” có thể là đại từ, danh từ, tính từ, động từ... tuốt luốt (làm tất cả các chức năng từ trong câu). Tùy theo ngữ cảnh và tâm trạng, chỉ cần “ấy” là người nói và người nghe đều hiểu...

(Má mình xài phương ngữ)

Loại sản phẩm
Bìa mềm
Kích thước
14.5 x 20.5 x 2 cm
Số trang
400
Tác giả
  • Thu Trân
Nhà Xuất Bản
  • NXB Đà Nẵng
Đơn Vị Liên Kết Xuất Bản
PNC
Find similar

Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!

Khách Hàng Thường Mua Kèm
Có Thể Bạn Cũng Thích
Khám Phá Thêm
Giảm 10%
Còn hàng
399,000 đ 359,100 đ
Giảm 10%
Giảm 10%
Còn hàng
129,000 đ 116,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
189,000 đ 170,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
159,000 đ 143,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
219,000 đ 197,100 đ
Giảm 10%
Còn hàng
125,000 đ 112,500 đ
Giảm 10%