Người Xưa Đã Quên Ngày Xưa

Người xưa đã quên ngày xưa
Sự trở lại của hiện tượng xuất bản – nhà văn của nỗi buồn tuổi trẻ
“Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.”
Cuốn sách thứ 7 của nhà văn Anh Khang là những tiếp nối một chút nuối tiếc, một chút cô đơn, một chút sầu vọng: “sau yêu – đến chia tay”. Rồi sau đó? Sau đó… làm gì còn sau đó nữa… Người xưa đã quên ngày xưa – nghe như một tiếng thở dài, trầm buồn, thê thiết. Những tưởng rồi Anh Khang sẽ lại mang đến những nỗi buồn cũ đã gặp trong các cuốn sách trước của anh, những tưởng sẽ chỉ là những điều lặp lại, tuần hoàn, như tình cảm vốn dĩ trong mỗi người: Dẫu biết rằng tình đã hết ở người – nhưng còn ở mình, có nói cũng chỉ là chuyện cũ, nhưng chuyện cũ nói bao giờ mới hết, mới cạn vơi? Nhưng may mà, dẫu buồn, những câu văn của Anh Khang vẫn còn trong đó chút an yên, chút bình tâm: Bởi đến sau cùng, tuổi trẻ rồi cũng qua. Ước mơ đôi lúc bất thành. Tình yêu có thể không trọn vẹn. Nhưng những gì hồn nhiên trong trẻo nhất của mối tình đầu đẹp đẽ ấy, sẽ luôn còn lại, lấp lánh trong tim… Cảm ơn người, vì đã từng một lần nắm lấy tay nhau.
Nhận định:
Báo Phụ Nữ: Cây bút trẻ Anh Khang đang dần định vị tên tuổi với danh hiệu “tác giả triệu bản”… Cuốn sách nào của Khang cũng có lượng phát hành lên đến hàng chục ngàn bản in.
Báo Vietnamnet: Được ưu ái gọi là “cây bút của nỗi buồn”, những ấn phẩm của Anh Khang thường thiên về màu sắc hoài niệm, trầm mặc trong những câu chuyện tình dở dang hay hồi ức về một người từng yêu thương gắn bó.
- Anh Khang
- NXB Văn hóa – Văn nghệ
Hà Phương 23/04/2020, 14:01
Tác phẩm rất thích hợp với các bạn trẻ, những người nhiệt huyết, tâm hồn có chiều sâu. Với giọng văn nhẹ nhàng và mang chút nỗi buồn, tác giả đưa chúng ta đến với những cảm xúc chân thật qua những mẩu chuyện ngắn trong quyển tản văn này. Những câu chuyện tình yêu đổ vỡ khiến mình như thấy được bản thân qua những câu chữ của tác giả. Những cảm xúc chân thật và sâu sắc được Anh Khang khắc họa rõ nét và chân thật khiến người đọc tìm thấy được bản thân cũng như được khơi gợi lại những cảm xúc đã có. Chúng ta có thể bắt gặp được bản thân mình trong những câu chuyện tình với kết thúc buồn.
Võ Lê Uyên Vi 22/04/2020, 19:50
Đó là đôi điều Anh Khang muốn nhắn gửi đến độc giả trong “đứa con tinh thần” của mình “Người xưa đã quên ngày xưa”. Đây là ấn phẩm thứ bảy của Anh Khang- một cây bút được mệnh danh là “nhà văn triệu bản” trong văn học hiện đại Việt Nam, “Người xưa đã quên ngày xưa” được ra mắt đúng dịp Hội sách TPHCM lần thứ X-2018, đánh dấu lần thứ ba Anh Khang có tác phẩm góp mặt trong kỳ hội sách lớn nhất cả nước.
“Người xưa đã quên ngày xưa” vẫn theo đề tài “Tình yêu tuổi trẻ”, vẫn theo cách hành văn vốn dĩ quen thuộc của Anh Khanh trong những quyển sách làm nên tên tuổi của anh trước đây. Có chút sâu lắng, điềm đạm, nhẹ nhàng, gần gũi và sử dụng lối văn biền ngẫu là thế mạnh của anh. Bìa sách minh họa cho quyển sách thứ bảy này là một điểm cộng. Màu sắc bắt mắt cùng hình vẽ ấn tượng khiến độc giả phần nào liên tưởng được nội dung Anh Khang muốn truyền tải đến người đọc. Hình ảnh cả hai người cùng vội vã bước ra đi, chia xa nhau từ bức tranh tươi đẹp của tuổi trẻ. Nhưng một người đi thật nhanh còn người còn lại bước đi mà vẫn ngoái đầu nhìn lại những kỉ niệm xưa cũ bởi họ vẫn không nỡ buông bỏ những thứ tươi đẹp của ngày xưa. Thời gian, quá khứ là những chất xúc tác nặng nề đè lên hiện tại. Như tựa sách và lời trích dẫn, Anh Khang đã viết “Tôi chần chừ một bước. Chầm chậm một bước. Dùng dằng một bước. Sợ bước đi nhanh quá sẽ đẩy mình gấp gáp ra xa kỷ niệm. Đến cuối cùng, vẫn là không nỡ từ bỏ ngày xưa. Còn người, hồ hởi trăm bước, hối hả nghìn phương. Đến cả một lần quay lại cũng chưa từng. Lời thề “vĩnh kết đồng tâm”, thành cát bụi bay đi khuất mắt. Hứa hẹn “đi chung một ngả” thành tuyết bay lả tả, gặp mưa tan ra.” Thế mới thấy được tình yêu đâu ai lường trước điều gì. Chia tay rồi, mỗi người mỗi ngả, lấy cớ gì để buộc người vào quá khứ ngày hôm qua. Người có thể rũ bỏ hết những yêu thương hôm qua để tiếp bước ở hiện tại. Còn người lại ủ rũ, thắt chặt lòng mình với quá khứ đẹp đẽ mà cả hai đã trải qua, vẫn âm thầm để hạnh phúc lúc trước gặm nhấm trái tim dẫu biết mọi thứ không bao giờ trở về.
Võ Lê Uyên Vi 22/04/2020, 19:50
Đó là đôi điều Anh Khang muốn nhắn gửi đến độc giả trong “đứa con tinh thần” của mình “Người xưa đã quên ngày xưa”. Đây là ấn phẩm thứ bảy của Anh Khang- một cây bút được mệnh danh là “nhà văn triệu bản” trong văn học hiện đại Việt Nam, “Người xưa đã quên ngày xưa” được ra mắt đúng dịp Hội sách TPHCM lần thứ X-2018, đánh dấu lần thứ ba Anh Khang có tác phẩm góp mặt trong kỳ hội sách lớn nhất cả nước.
“Người xưa đã quên ngày xưa” vẫn theo đề tài “Tình yêu tuổi trẻ”, vẫn theo cách hành văn vốn dĩ quen thuộc của Anh Khanh trong những quyển sách làm nên tên tuổi của anh trước đây. Có chút sâu lắng, điềm đạm, nhẹ nhàng, gần gũi và sử dụng lối văn biền ngẫu là thế mạnh của anh. Bìa sách minh họa cho quyển sách thứ bảy này là một điểm cộng. Màu sắc bắt mắt cùng hình vẽ ấn tượng khiến độc giả phần nào liên tưởng được nội dung Anh Khang muốn truyền tải đến người đọc. Hình ảnh cả hai người cùng vội vã bước ra đi, chia xa nhau từ bức tranh tươi đẹp của tuổi trẻ. Nhưng một người đi thật nhanh còn người còn lại bước đi mà vẫn ngoái đầu nhìn lại những kỉ niệm xưa cũ bởi họ vẫn không nỡ buông bỏ những thứ tươi đẹp của ngày xưa. Thời gian, quá khứ là những chất xúc tác nặng nề đè lên hiện tại. Như tựa sách và lời trích dẫn, Anh Khang đã viết “Tôi chần chừ một bước. Chầm chậm một bước. Dùng dằng một bước. Sợ bước đi nhanh quá sẽ đẩy mình gấp gáp ra xa kỷ niệm. Đến cuối cùng, vẫn là không nỡ từ bỏ ngày xưa. Còn người, hồ hởi trăm bước, hối hả nghìn phương. Đến cả một lần quay lại cũng chưa từng. Lời thề “vĩnh kết đồng tâm”, thành cát bụi bay đi khuất mắt. Hứa hẹn “đi chung một ngả” thành tuyết bay lả tả, gặp mưa tan ra.” Thế mới thấy được tình yêu đâu ai lường trước điều gì. Chia tay rồi, mỗi người mỗi ngả, lấy cớ gì để buộc người vào quá khứ ngày hôm qua. Người có thể rũ bỏ hết những yêu thương hôm qua để tiếp bước ở hiện tại. Còn người lại ủ rũ, thắt chặt lòng mình với quá khứ đẹp đẽ mà cả hai đã trải qua, vẫn âm thầm để hạnh phúc lúc trước gặm nhấm trái tim dẫu biết mọi thứ không bao giờ trở về.
Hằng Hằng 22/04/2020, 14:17
Những đoạn văn biền ngẫu đối đáp, những hình ảnh ước lệ được Anh Khang lồng vào nhẹ nhàng, hư hư ảo ảo như chính hình ảnh về người xưa - ngày xưa đã qua. Để rồi “Dù từ bỏ hay mang theo, thì kỷ niệm luôn là thứ dẫu đã chôn sâu xuống đất, vẫn sẽ biết cách đâm chồi. Nên nếu đã dành cả thanh xuân để yêu một người, thì cũng hãy dành cho bản thân thanh thản mỗi khi nghĩ về người đó. Dù nhớ hay quên”.
Nguyễn Thị Ngọc Trâm 22/04/2020, 13:34
Tình yêu là trò chơi “Ai yêu nhiều hơn sẽ thua cuộc”, nếu bạn càng yêu nhiều, càng quan tâm nhiều, trái tim bạn sẽ đau nhiều. Không ai buộc mình sau chia tay phải ngoảnh nhìn quá khứ, phải nâng niu những kí ức cũ. Có chăng là bản thân ta quá quỵ lụy kỉ niệm đẹp ngày hôm qua để rồi khổ đau vì sự lạnh nhạt của người.
Khánh Vi 21/04/2020, 23:04
"Người xưa đã quên ngày xưa
Mình còn nhớ nữa dây dưa làm gì?”
Đó là đôi điều Anh Khang muốn nhắn gửi đến độc giả trong đứa con tinh thần của mình. Với cách hành văn có chút sâu lắng, điềm đạm, nhẹ nhàng, gần gũi anh đã khắc hoạ nên một tiếng thở dài, có chút tiếc nuối, có chút cô đơn, chút sầu vọng sau chia tay và không còn gì ở phía sau… "Người xưa đã quên ngày xưa", thôi thì đành chấp nhận và học cách để quên...