Hạnh Phúc Mong Manh
Nguyễn Quang Lập viết về chiến tranh, nhưng không để ca ngợi chiến công, mà để bày tỏ nỗi lo lắng về vết thương. Dưới con mắt của nhà văn trẻ này, mỗi nhân vật đều mang theo trong bản thân nỗi bất hạnh mà chiến tranh để lại cho con người: sự mất mát về hạnh phúc, nỗi cô đơn khi trở lại cuộc sống bằng hào quang của lửa bom, và nhiều trạng thái méo mó về nhân cách, bằng cái nhìn phân tích khá sắc bén và mang giọng hài hước dân dã để chế ngự bớt nỗi đau đớn, tác giả đã soi mói tận gan của từng nhân vật của mình để chỉ ra những thương tật chiến tranh để lại trong tâm hồn, những thương tật mà dù trong truyện hoặc ngoài đời người ta vẫn muốn giấu kín.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nguyễn Quang Lập có cách nhìn đời trong veo và hồn nhiên như một thiền sư. Nếu Thiền có những công án làm cho người ta nhớ, thì Nguyễn Quang Lập, người còn thích được gọi là Bọ Lập lại dùng cách kể chuyện gây cho người đọc nhớ tới như người tu Thiền nhớ công án.
Nhà báo Mặc Lâm
Trích đoạn:
Thấy một chân của mẹ rời ra, nó chạy đến, kéo cái chân rời tới gần, hí hoáy lắp vào cho mẹ. Nhiều người trông thấy, đứng ôm mặt khóc rú lên. Còn nó không để ý đến ai nữa, nghiến răng cố lắp chân mẹ cho bằng được. Cho đến khi hoàn toàn bất lực, nó gục đầu vào bụng mẹ òa khóc. Nó lăn xả vào ôm hết người này lay gọi, lại người kia... Toàn thân dây đầy máu những người đã khuất...
(Chuyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri)
Rõ ràng là chị không sợ nữa, có một sức mạnh nào đó trong con người yếu đuối kia đã đẩy lên làm cho chị có thái độ chống trả. Tôi run lên, tôi sợ... có lẽ tôi sẽ mất anh, tôi thua mất, tôi thua mất, tôi thua mất...
"Ăn đi! Ăn đi! Ăn đi rồi... cu-út khỏi nhà này!" Tôi rít lên. "Câm ngay!" Anh gầm lên. "Choang!". Thế là vỡ vụn ra tất cả!...
(Hạnh phúc mong manh)
- Nguyễn Quang Lập
- NXB Văn Học
Sản phẩm này chưa nhận được đánh giá nào. Bạn hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!